Thứ hai, 05/05/2025 14:13 (GMT+7)

Thủ tục đính chính sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh, thành

Người dân không bắt buộc phải làm sổ đỏ đã cấp sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, trừ trường hợp có nhu cầu. Sau khi sáp nhập tỉnh thành, muốn đính chính thông tin trên sổ đỏ, người dân cần lưu ý những thủ tục và hồ sơ sau đây.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành công văn hướng dẫn việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên trong bối cảnh sáp nhập các đơn vị hành chính.

tm-img-alt
Người dân thực hiện thủ tục đất đai tại một Văn phòng đăng ký đất đai.

Theo hướng dẫn, việc chỉnh lý đồng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không bắt buộc sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ cần thực hiện điều này nếu có nhu cầu hoặc nếu đang tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai.

Ngoài ra, trong quá trình phát sinh các thủ tục hành chính về đất đai, người dân có thể đề nghị cơ quan chức năng chỉnh lý, cập nhật thông tin trên sổ đỏ. Điều này nhằm bảo đảm tính thống nhất, thuận lợi cho việc giao dịch và sử dụng đất trong tương lai.

Việc chỉnh sửa thông tin trên sổ đỏ không chỉ giúp đồng bộ dữ liệu mà còn tránh những rắc rối không đáng có trong các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất sau này.

Đính chính sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 45 Nghị định 101/2024, hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện đính chính thông tin địa chỉ trên sổ đỏ gồm:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

- Giấy chứng nhận đã cấp.

- Giấy tờ liên quan đến việc đính chính giấy chứng nhận do sáp nhập.

- Giấy ủy quyền có công chứng/chứng thực (nếu thực hiện thủ tục thông qua người đại diện).

Về việc nộp hồ sơ, trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện sổ đỏ đã cấp có sai sót, sẽ thông báo và yêu cầu người dân nộp lại bản gốc giấy chứng nhận để đính chính. 

Nếu người dân phát hiện sai sót, hồ sơ được nộp tại Bộ phận Một cửa theo quy định, Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng. Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp giấy hẹn và chuyển hồ sơ đến đơn vị có thẩm quyền xử lý.

Thời gian thực hiện

Theo khoản 8, khoản 10 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời gian thực hiện đính chính Giấy chứng nhận đã cấp là không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thời gian trên không tính thời gian cơ quan thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian xem xét xử lý trường hợp đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định, niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, thời gian để thực hiện thủ tục chia thừa kế...

Đối với các xã ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì tăng thêm 10 ngày làm việc.

Cùng chuyên mục

Thế chấp nhà xưởng trên đất thuê có được không?
Bạn Liên (Bắc Phú, Sóc Sơn) hỏi: Việc thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến để huy động vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người sử dụng đất thuê để làm nhà xưởng. Vậy nhà xưởng trên đất thuê có thế chấp vay ngân hàng được không?
Đấu giá tài sản: Những hành vi bị cấm và chế tài xử lý
Đấu giá tài sản là một cơ chế quan trọng nhằm đảm bảo sự minh bạch, công khai và hiệu quả trong việc chuyển nhượng tài sản. Để bảo vệ quyền lợi các bên liên quan và ngăn chặn các hành vi tiêu cực, pháp luật đã quy định rõ ràng các hành vi bị cấm.

Tin mới