Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đề nghị cải cách lương công chức cấp tỉnh, xã nhằm tạo động lực, giữ chân người làm khi khối lượng công việc tăng, di chuyển xa nhà sau sáp nhập.
Bắt đầu từ ngày 1/7, người dân có thể thực hiện thủ tục hành chính tại bất cứ Trung tâm Phục vụ hành chính công nào trong phạm vi cấp tỉnh mà không còn bị ràng buộc bởi đơn vị hành chính nơi cư trú.
Người dân và doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng giấy tờ đã được cấp trước khi sáp nhập tỉnh, thành cho đến khi hết hạn. Nếu có nhu cầu cấp lại theo địa chỉ hành chính mới, thủ tục sẽ được đơn giản hóa và không mất phí, đảm bảo quyền lợi người dân.
Ngày 10/6, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Trị ông Trần Hữu Hùng thông tin, dự kiến có 1.194 cán bộ ở tỉnh Quảng Trị có nhu cầu bố trí nhà công vụ sau khi sáp nhập và làm việc ở tỉnh Quảng Bình.
Sau khi hoàn tất việc sáp nhập các đơn vị hành chính, cả nước dự kiến sẽ còn khoảng 91.784 biên chế cấp tỉnh và 199.000 biên chế cấp xã, với số lượng cán bộ, công chức, viên chức giảm đáng kể so với hiện tại.
Bộ Nội vụ cho biết, sau khi sáp nhập, mỗi xã phường, đặc khu sẽ có khoảng 60 biên chế, bao gồm cán bộ thuộc khối Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương. Việc sắp xếp này nhằm tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Việc hợp nhất Hải Phòng và Hải Dương được Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu nhận định là thời cơ lịch sử để xây dựng một đô thị lớn, trở thành cực tăng trưởng mới của Việt Nam, xứng tầm khu vực và quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định việc sáp nhập các đơn vị hành chính chỉ là bước đầu, thách thức lớn nhất nằm ở việc tổ chức lại bộ máy và bố trí cán bộ phù hợp.
82/130 đơn vị hành chính cấp xã tại Nghệ An được đổi tên từ cách đặt theo số thứ tự sang các địa danh gắn với yếu tố truyền thống, văn hóa và lịch sử, theo Nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất Thủ tướng có quyền bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Người dân không bắt buộc phải làm sổ đỏ đã cấp sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, trừ trường hợp có nhu cầu. Sau khi sáp nhập tỉnh thành, muốn đính chính thông tin trên sổ đỏ, người dân cần lưu ý những thủ tục và hồ sơ sau đây.
Việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện không làm thay đổi bản chất các thủ tục đất đai, nhưng có sự điều chỉnh về thẩm quyền, thời gian thực hiện. Người dân vẫn có thể xử lý các thủ tục tại các cơ quan thay thế như văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND xã
Sau quá trình sáp nhập tỉnh và xã, biên chế cán bộ, công chức cấp tỉnh dự kiến giảm 18.440 người, trong khi cấp xã giảm 110.780 người so với năm 2022. Đây là một phần trong nỗ lực tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Sau khi các địa phương hoàn tất việc sáp nhập, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định các chức danh lãnh đạo chủ chốt, bao gồm bí thư, phó bí thư, ban chấp hành và ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.
Kết luận 150-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng phương án nhân sự tại các cấp thuộc diện hợp nhất, sáp nhập nêu rõ, cán bộ từng bị thi hành kỷ luật, có vi phạm, khuyết điểm sẽ không được xem xét, bố trí giữ chức vụ cao hơn trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Trước quan tâm của cử tri về vấn đề lựa chọn cán bộ khi sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh, xã, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định đây là nhiệm vụ "then chốt của then chốt", yêu cầu chọn người đủ năng lực, trách nhiệm và tư duy để phục vụ nhân dân.
Chính quyền TP. Hải Phòng đang lấy ý kiến cử tri về dự thảo Đề án sáp nhập với tỉnh Hải Dương, theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12.4.2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hải Phòng đang triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ 167 đơn vị xuống còn 50, bao gồm 25 phường, 23 xã và 2 đặc khu. Kế hoạch này giúp thành phố giảm 70% số đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.