Thứ năm, 28/11/2024 18:09 (GMT+7)

Sửa đổi Luật Di sản Văn hóa, dưới góc nhìn của những nhà sưu tầm cổ ngoạn

Luật Di sản Văn hóa đã chính thức được Quốc hội sửa đổi vào ngày 23/11, đúng vào Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.Trong bài này, người viết tập trung nêu một số khía cạnh pháp lý dưới góc nhìn của những nhà sưu tầm, đam mê giá trị văn hóa hoài cổ.

Thực tế, hoạt động sưu tầm, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật cho thấy, theo Luật Di sản Văn hóa năm 2001 (sửa đổi năm 2009), Nhà nước thống nhất quản lý và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Việc này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, doanh nghiệp, thuế và các văn bản liên quan.

tm-img-alt
Gian trưng bầy những món cổ vật của hội viên hội cổ vật Thăng Long Hà Nội

Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật đã được đăng ký hợp pháp, đồng thời tạo điều kiện cho việc chuyển quyền sở hữu các hiện vật này. Tuy nhiên, việc khuyến khích đăng ký di vật, cổ vật từ lâu vẫn gặp không ít trở ngại từ phía các nhà sưu tầm.

Anh Nguyễn Văn Quốc, một nhà sưu tầm đồ cổ lâu năm tại chợ đồ cổ Vạn Phúc (Hà Đông), chia sẻ rằng nhiều người e ngại vì khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp của cổ vật. Theo anh, đồ cổ thường là những món đồ có giá trị cao cả về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ và kinh tế, nhưng trải qua nhiều biến cố lịch sử, việc xác minh nguồn gốc của chúng là rất khó, thậm chí không thể thực hiện.

tm-img-alt
Anh Nguyễn Văn Quốc- nhà sưu tầm đồ gốm cổ Chợ Vạn Phúc Hà Đông

Ông Ngô Tuấn Anh, một họa sĩ kiêm nhà sưu tầm tranh nổi tiếng tại phố Nghi Tàm (Hà Nội), cho biết ông từng nhiều lần chứng kiến các bức tranh giả chữ ký của họa sĩ nổi tiếng được đưa vào đấu giá. Điều này không chỉ làm mất đi giá trị pháp lý mà còn ảnh hưởng đến bản quyền của các tác giả.

tm-img-alt
Ông Ngô Tuấn Anh- họa sĩ, nghệ sĩ, nhà sưu tầm tranh nghệ thuật Nghỉ Tàm Hà Nội

Một nguyên nhân khác khiến các nhà sưu tầm e ngại là quy định trong Luật Di sản Văn hóa về các di vật có nguồn gốc từ lòng đất, hải đảo hay vùng biển thuộc sở hữu của Nhà nước. Điều này khiến nhiều người lo ngại việc đăng ký cổ vật chẳng khác nào công khai sở hữu hiện vật có thể bị coi là bất hợp pháp.

Luật Di sản Văn hóa sửa đổi ngày 23/11/2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, được kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi tích cực. Một điểm mới quan trọng là công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với di vật, cổ vật, bảo vật, điều vốn chưa từng được thừa nhận trong các văn bản pháp quy trước đây. Điều này được giới sưu tầm đánh giá cao sau thời gian dài cảm thấy bị coi là "tàng trữ cổ vật phi pháp".

Theo Cục Di sản Văn hóa, Luật sửa đổi lần này cũng bổ sung nhiều nội dung quan trọng, như xác định ranh giới bảo vệ di tích, quy định quản lý di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia, đồng thời đưa ra cơ chế hỗ trợ hồi hương cổ vật từ nước ngoài. Việc bổ sung Quỹ bảo tồn di sản văn hóa và các quy định về phát triển hệ thống bảo tàng cũng được chú trọng.

Luật lần này cũng hướng tới việc giải quyết các điểm bất cập, bảo đảm tính khả thi, hợp hiến và tính kế thừa, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này gồm 9 chương, 95 điều (tăng 2 chương, 22 điều so với Luật hiện hành là 7 chương, 73 điều). Luật đã bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn được Quốc hội thông qua, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đồng thời giải quyết những điểm nghẽn về thể chế, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, tương thích với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Năm 2025, Tô Lịch sẽ là dòng sông xanh, sạch
Sáng 2/12, tại buổi kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và giải pháp làm sạch sông Tô Lịch, Bí thư Thành uỷ Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã nhấn mạnh quyết tâm cải thiện môi trường nội đô Hà Nội.