Thứ sáu, 06/06/2025 10:27 (GMT+7)

Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô gạo phát thải thấp sang Nhật Bản

Ngày 5/6 tại Cần Thơ, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn.

Việc xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang thị trường Nhật Bản đánh dấu bước ngoặt của ngành nông nghiệp và bước tiến trong sản xuất lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” được Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam cấp cho sản phẩm gạo sản xuất theo quy trình kỹ thuật của Đề án 1 triệu ha được chính quyền/ngành nông nghiệp địa phương (cấp xã) hoặc tổ chức quốc tế chuyên ngành xác nhận, đảm bảo nguồn gốc (nơi sản xuất lúa, tên giống lúa, mùa vụ) và việc tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp của Đề án 1 triệu ha.

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&MT, việc xuất khẩu lô hàng sang thị trường Nhật Bản đã cho thấy việc chuyển đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đồng thời khẳng định vai trò của ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL.

tm-img-alt
Thứ trưởng Bộ NN&MT Trần Thanh Nam đến dự.

Thứ trưởng Bộ NN&MT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, việc thay đổi tư duy sản xuất đã khai thác tối đa lợi thế về đất đai gắn với gia tăng giá trị, chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững. Cùng với đó, sự đồng hành của các doanh nghiệp trong Đề án 1 triệu hecta đã tạo ra vùng nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường.

Năm 2025, là năm quan trọng đánh dấu giai đoạn kết thúc của giai đoạn đầu Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng ĐBSCL. Để đạt mục tiêu 1 triệu hecta đến năm 2030, Bộ NN&MT đã yêu cầu các địa phương mở rộng mô hình, hướng tới mục tiêu xây dựng nền sản xuất lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Đề án 1 triệu hecta đã thí điểm thành công trong năm 2024. Từ 2025, Đề án bước vào giai đoạn mở rộng trong sản xuất. Những cánh đồng lúa chất lượng cao phát thải thấp sẽ ngày càng lan rộng, cùng với đó từ sự khởi đầu của nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sẽ tiến đến phát triển nhãn hiệu chứng nhận và thương hiệu quốc gia Gạo Việt Nam carbon thấp theo mục tiêu của Đề án 1 triệu hecta. Hướng tới mục tiêu vì sự bền vững, thịnh vượng của ngành lúa gạo, nâng cao vị thế, hình ảnh lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

tm-img-alt
Xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với 500 tấn.

Theo Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nhằm phục vụ kịp thời cho Đề án 1 triệu ha, Hiệp hội đã tiến hành xây dựng nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” với sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tổ chức quốc tế gồm: Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI); Tổ chức Phát triển Hà Lan (Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo - TRVC) và Ngân hàng thế giới (WB).

Sau khi ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” cho 7 doanh nghiệp với tổng lượng gạo khoảng 20.000 tấn. Trong đó, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An là một trong số các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận và đã hợp tác để xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với 500 tấn.

Việc xuất khẩu lô gạo mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”, trong đó có lô gạo xuất khẩu đầu tiên vào Nhật Bản minh chứng Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới đưa gạo phát thải thấp ra thị trường xuất khẩu.

Cùng chuyên mục

Vì sao hàng giả vẫn len lỏi vào trường học, bệnh viện?
Tại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đại biểu Tô Văn Tám, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, bày tỏ lo ngại về tình trạng hàng giả, hàng nhái và các hành vi gian lận thương mại vẫn diễn ra phổ biến.

Tin mới

Nghệ An có 130 xã, phường sau sắp xếp
Nghệ An sau khi sắp xếp có 119 xã, 11 phường, với xã Thông Thụ rộng nhất 706,75 km² và xã Đức Châu nhỏ nhất 20,97 km². Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/6.
Người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”...
Ký ức vẹn nguyên sau mỗi chuyến đi
Có người từng hỏi tôi: “Đi nhiều, viết nhiều như thế, thứ gì khiến chị vẫn còn rung động?” Tôi chỉ mỉm cười. Bởi làm sao đong đếm hết những ánh mắt, những nụ cười, những câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường mà lại neo lại sâu trong tim?
Đề xuất giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc cho người lao động khu vực tư nhân xuống 44 giờ/tuần vào năm 2026 và 40 giờ/tuần vào năm 2030. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm ban hành chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.