Chủ nhật, 12/01/2025 19:01 (GMT+7)

Cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm gì nếu ban hành văn bản trái pháp luật?

Việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường kỷ luật, trách nhiệm, khắc phục văn bản trái pháp luật, bảo đảm hệ thống pháp luật thống nhất, bảo vệ lợi ích chung và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Theo Bộ Tư pháp, Luật Ban hành VBQPPL 2015 hiện nay chưa quy định rõ ràng về các loại văn bản thuộc phạm vi kiểm tra. Dù đã có các quy định tại Điều 165, 166, 167 của Luật, nhưng tên gọi và nội dung của các điều luật này chưa hoàn toàn tương thích, gây khó khăn trong việc xác định loại văn bản cần kiểm tra cũng như thời điểm tiến hành kiểm tra. Mối quan hệ giữa VBQPPL nói chung và VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật, hoặc giữa tự kiểm tra văn bản và kiểm tra theo thẩm quyền, cũng chưa được làm rõ. Thêm vào đó, văn bản hành chính có chứa QPPL hiện nay tuy thuộc đối tượng kiểm tra nhưng cơ sở pháp lý trong luật vẫn chưa đủ chặt chẽ.

Ngoài ra, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc xử lý văn bản trái pháp luật chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra, dẫn đến việc xử lý không kịp thời và hiệu quả.

tm-img-alt
Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái pháp luật.

Đặc biệt, hiện nay pháp luật chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc ban hành văn bản trái pháp luật hoặc chậm trễ xử lý. Việc bổ sung quy định này là cần thiết để làm cơ sở xử lý trách nhiệm trong trường hợp có quy định liên quan từ Đảng và Nhà nước. Điều này sẽ góp phần tăng cường kỷ luật, nâng cao chất lượng văn bản, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ các văn bản trái pháp luật.

Tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vấn đề này đã được đề cập khi xem xét Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện luật và nghị quyết của Quốc hội. Trong số 138 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, mới chỉ xử lý được 80 văn bản, còn lại 58 văn bản chưa xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt câu hỏi về nguyên nhân chậm xử lý những văn bản này.

Khoảng trống trách nhiệm

Hệ lụy từ các văn bản trái pháp luật là rất rõ ràng: gây chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật, gây khó khăn cho cơ quan thực thi, đồng thời gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân. Ở tầm vĩ mô, điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vấn đề xử lý trách nhiệm của cá nhân, cơ quan để "lọt" các văn bản này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Khoảng trống pháp lý này đã và đang tác động đến chất lượng VBQPPL.

Bộ Tư pháp đã đề xuất đổi mới và hoàn thiện các quy định về rà soát, kiểm tra, xử lý VBQPPL. Cần quy định nguyên tắc nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản thông qua cơ chế xử lý trách nhiệm khi xảy ra vi phạm. Đồng thời, các bộ, ngành và địa phương cần chủ động hơn trong việc kiểm tra, rà soát văn bản. Việc xác định rõ đối tượng kiểm tra, tránh cách hiểu mơ hồ, cũng là yếu tố quan trọng để giảm thiểu khó khăn khi thực hiện.

Đổi mới trong xây dựng pháp luật

Tại một cuộc làm việc gần đây với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng trong quá trình xây dựng VBQPPL, cần loại bỏ lợi ích nhóm, bảo đảm không để lọt các yếu tố gây tác động tiêu cực đến lợi ích quốc gia. Tổng Bí thư cũng yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng pháp luật với các tiêu chí cụ thể như: minh bạch, hiệu quả, dễ áp dụng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Việc này cần đi đôi với cơ chế đánh giá chính sách thực chất và tiếp thu ý kiến từ người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, Tổng Bí thư cũng chỉ đạo cần phân định rõ khâu xây dựng chính sách và quy phạm hóa chính sách, đảm bảo chính sách cụ thể, minh bạch. Bộ Tư pháp cần khẩn trương tham mưu sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để đáp ứng các yêu cầu này, tạo khung pháp lý thống nhất, thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việc sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL là cần thiết để giải quyết các bất cập hiện nay, đồng thời khơi thông điểm nghẽn về thể chế. Trong lần sửa đổi này, cần làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia quá trình xây dựng văn bản, đặc biệt là cơ chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức ban hành văn bản trái pháp luật. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn bảo vệ tốt hơn quyền lợi của tổ chức, cá nhân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Cùng chuyên mục

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt?
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Đi xe của người thân có bị phạt không?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định chỉ xử phạt hành chính đối với chủ phương tiện không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, trường hợp đi xe của người thân có đầy đủ giấy tờ, và không vi phạm các quy định giao thông thì không bị phạt lỗi này.
Xe ra vào vòng xuyến, bật đèn nào là đúng luật?
Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ có rất nhiều vòng xuyến, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giao thông tại các giao lộ. Việc nắm rõ quy định và thực hành đúng không chỉ giúp đảm bảo an toàn mà còn tránh vi phạm pháp luật.
Phải thi lại lý thuyết nếu GPLX quá hạn dù chỉ 1 ngày
Từ 01/01/2025, Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định những thay đổi đáng chú ý liên quan đến việc sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) quá hạn. Theo đó, người có GPLX quá hạn sử dụng sẽ đượcx ử lý theo quy định mới với những yêu cầu khắt khe hơn.

Tin mới

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt?
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.