Thứ năm, 29/05/2025 11:05 (GMT+7)

Sáp nhập tỉnh, xã: Chỉ sắp xếp lại cơ sở giáo dục, y tế nếu thực sự cần thiết

Việc sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện sẽ không làm xáo trộn hệ thống trường học, trạm y tế. Ban Chỉ đạo yêu cầu chỉ sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và y tế khi thực sự cần thiết, đảm bảo nhu cầu của người dân.

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã ban hành định hướng tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương.

Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và y tế chỉ sắp xếp khi thực sự cần thiết, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến các nhu cầu thiết yếu của người dân. Các trường học từ mầm non đến trung học cơ sở và trường dân tộc nội trú cấp huyện hiện nay sẽ do cấp xã quản lý. Trung tâm y tế cấp huyện sẽ được chuyển về Sở Y tế để cung cấp dịch vụ theo khu vực liên xã, phường. Trong khi đó, các trạm y tế xã được duy trì hoặc tổ chức lại thành trạm y tế mới, bao gồm các điểm y tế thuộc các xã cũ.

tm-img-alt

Trường tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành/Vnexpress

Đối với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, môi trường, khoa học, công nghệ..., các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được thu gọn đầu mối và giao cấp tỉnh quản lý, cung ứng dịch vụ trên địa bàn liên xã, phường. Những đơn vị sự nghiệp liên quan đến quản lý dự án, quỹ đất, giải phóng mặt bằng, quản lý chợ, bến xe... có thể được thành lập ở cấp tỉnh hoặc xã tùy theo khả năng tự cân đối thu - chi của địa phương, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.

Các Đài Phát thanh - Truyền hình cấp huyện sẽ được tổ chức lại thành đơn vị trực thuộc cơ quan Truyền thông đa phương tiện hoặc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Trung tâm văn hóa, thể thao, nhà thiếu nhi cấp huyện sẽ được chuyển về cấp xã quản lý.

Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và xã phù hợp với mô hình chính quyền hai cấp, hoàn thành trước ngày 15/6. Các địa phương phải chủ động xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập; trường hợp gặp vướng mắc sẽ báo cáo Ban Chỉ đạo để kịp thời xem xét, giải quyết.

Sau sáp nhập, cả nước dự kiến còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ và 28 tỉnh. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm xuống còn 3.321, bao gồm 2.636 xã, 672 phường và 13 đặc khu. Có 3.193 xã, phường mới được hình thành do sáp nhập, 128 đơn vị giữ nguyên. Việc này giúp giảm 6.714 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay, tương đương 66,91%.

Cùng chuyên mục

UBND thành phố không chịu thi hành án, chế tài nào xử lý?
Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng.
Thế chấp nhà xưởng trên đất thuê có được không?
Bạn Liên (Bắc Phú, Sóc Sơn) hỏi: Việc thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến để huy động vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người sử dụng đất thuê để làm nhà xưởng. Vậy nhà xưởng trên đất thuê có thế chấp vay ngân hàng được không?

Tin mới

Nghệ An có 130 xã, phường sau sắp xếp
Nghệ An sau khi sắp xếp có 119 xã, 11 phường, với xã Thông Thụ rộng nhất 706,75 km² và xã Đức Châu nhỏ nhất 20,97 km². Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/6.
Người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”...
Ký ức vẹn nguyên sau mỗi chuyến đi
Có người từng hỏi tôi: “Đi nhiều, viết nhiều như thế, thứ gì khiến chị vẫn còn rung động?” Tôi chỉ mỉm cười. Bởi làm sao đong đếm hết những ánh mắt, những nụ cười, những câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường mà lại neo lại sâu trong tim?
Đề xuất giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc cho người lao động khu vực tư nhân xuống 44 giờ/tuần vào năm 2026 và 40 giờ/tuần vào năm 2030. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm ban hành chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.