Thứ bảy, 11/01/2025 20:59 (GMT+7)

Xử lý, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật để sắp xếp bộ máy

Tờ trình của Bộ Tư pháp đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy cho biết có 836 văn bản quy phạm pháp luật cần xử lý ngay để sắp xếp bộ máy.

tm-img-alt

Hơn 5000 văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Tờ trình của Bộ Tư pháp đề nghị xây dựng Nghị quyết xử lý các nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nêu rõ: Việc tinh gọn bộ máy theo phương án đã phê duyệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18, Ban Chỉ đạo của Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành rà soát, đề xuất giải pháp xử lý vướng mắc phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy, báo cáo Bộ Tư pháp để tổng hợp. Bộ Tư pháp đã báo cáo kết quả này lên Chính phủ và Ban Chỉ đạo.

Trong tổng số 5.026 văn bản chịu tác động trực tiếp, có 160 luật, 833 nghị định, 287 quyết định của Thủ tướng và hàng nghìn văn bản cấp bộ. Phân nhóm cụ thể như sau:

  • Nhóm văn bản chỉ thay đổi tên gọi: 3.887 văn bản, bao gồm 95 luật, 520 nghị định, 179 quyết định của Thủ tướng và 3.071 văn bản cấp bộ.
  • Nhóm cần xử lý ngay với nội dung cụ thể: 836 văn bản, trong đó có 62 luật, 273 nghị định và 79 quyết định của Thủ tướng.
  • Nhóm xử lý theo lộ trình: 326 văn bản, gồm 7 luật, 44 nghị định và 19 quyết định của Thủ tướng.

Ngoài ra, các địa phương đã rà soát gần 1.700 văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chịu sự tác động từ việc tổ chức lại bộ máy.

Đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ

Bộ Tư pháp nhấn mạnh, việc sắp xếp bộ máy quy mô lớn sẽ điều chỉnh nhiều nội dung như: tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; thẩm quyền xử phạt hành chính; chức năng thanh tra chuyên ngành; giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Những nội dung này hiện được quy định trong nhiều luật chuyên ngành và văn bản dưới luật.

Vì vậy, việc trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy cùng với ban hành Nghị quyết về xử lý các nội dung liên quan là cần thiết. Dự kiến, Nghị quyết này sẽ được xem xét tại kỳ họp bất thường tháng 2/2025 để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp lý và đảm bảo hoạt động thông suốt của bộ máy.

Mục tiêu và quan điểm xây dựng Nghị quyết

Nghị quyết nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, hoàn thiện cơ sở pháp lý, đảm bảo sự liên tục, thông suốt trong hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Quan điểm xây dựng bao gồm:

  1. Quán triệt các chủ trương của Đảng, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới theo Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013.
  2. Bám sát định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW và các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  3. Tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi sắp xếp tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; hoạt động thông suốt, liên tục, bảo đảm tính kế thừa, bao quát, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ; tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
  4. Việc đề xuất các quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy tại Nghị quyết phải rõ ràng, cụ thể, kịp thời xử lý các yêu cầu cấp bách, các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
  5. Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục hành chính sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
  6. Bảo đảm tôn trọng pháp luật quốc tế; tính tương thích, nội luật hóa đầy đủ, kịp thời các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; kịp thời thích ứng với những biến chuyển nhanh trong hội nhập quốc tế; bảo đảm vừa phù hợp và phát huy lợi thế, thế mạnh trong nước vừa hài hòa, tương thích với các tiêu chuẩn chung của pháp luật quốc tế.

Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết dự kiến quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Đối tượng áp dụng: Nghị quyết áp dụng đối với cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Cùng chuyên mục

Trẻ dưới 14 tuổi có bắt buộc làm thẻ căn cước không?
Chính phủ ban hành Luật Căn cước 2023, chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước. Ngoài ra, Luật Căn cước còn có nhiều nội dung, quy định liên quan đến thẻ căn cước, trong đó có quy định độ tuổi làm thẻ căn cước.
Thủ tục đăng ký xe từ năm 2025: Người dân cần lưu ý
Từ ngày 01/01/2025, thông qua việc thực hiện Thông tư 79/2024/TT-BCA do Bộ Công an ban hành, thủ tục đăng ký xe được quy định rõ ràng, tăng tính minh bạch và tiện lợi cho người dân. Dưới đây là những thông tin cần thiết về quy trình và thủ tục mới.
Việt Nam có quyền từ chối dẫn độ tội phạm hay không?
Công an huyện Thọ Xuân-Thanh Hóa vừa bắt giữ đối tượng Gaston Galam Ricky sinh năm 1991 quốc tịch Philippines về tội cướp giật tài sản. Vậy việc xử lý người nước ngoài khi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ như thế nào?

Tin mới

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt?
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.