Thứ năm, 12/12/2024 11:42 (GMT+7)

Lỗi của bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng

Lỗi của bên gây thiệt hại có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm bồi thường? Nếu bên bị thiệt hại cũng có lỗi, pháp luật xử lý vấn đề này ra sao?

tm-img-alt
Thạc sĩ, Luật sư Hoàng Thị Oanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Lion - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Theo Thạc sĩ, Luật sư Hoàng Thị Oanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Lion - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội​ cho biết, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTHNHĐ) phát sinh khi hành vi của một bên xâm phạm quyền lợi hợp pháp của bên còn lại mà không thuộc nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký kết.

Trách nhiệm BTTHNHĐ là một trong những vấn đề quan trọng trong pháp luật dân sự. Vấn đề quan trọng là xác định khi nào bên gây thiệt hại phải bồi thường và mức độ bồi thường có thể được giảm thiểu trong một số trường hợp.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, trách nhiệm này phát sinh khi hành vi của một bên xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, ví dụ như xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm.

Về mức độ bồi thường, nếu người gây thiệt hại có lỗi, trách nhiệm bồi thường sẽ được xem xét dựa trên mức độ lỗi của họ.

Lỗi trực tiếp là khi người gây thiệt hại là người trực tiếp thực hiện hành vi xâm phạm quyền lợi của người khác. Ví dụ, trong trường hợp tai nạn giao thông, nếu A điều khiển xe ô tô và gây thiệt hại cho B, A sẽ phải bồi thường cho B theo quy định của pháp luật.

Lỗi gián tiếp liên quan đến trường hợp người gây thiệt hại không trực tiếp thực hiện hành vi xâm phạm, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ví dụ, chủ sở hữu xe ô tô thuê người khác lái xe và người được thuê gây tai nạn. Dù chủ xe không trực tiếp gây ra thiệt hại, họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường do sở hữu và chiếm hữu tài sản.

Nếu bên bị thiệt hại có lỗi toàn phần, bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ví dụ, nếu A lái xe đúng luật nhưng C lao vào xe của A để tự tử, A không phải bồi thường thiệt hại.

Nếu bên bị thiệt hại có lỗi một phần, thì mức bồi thường sẽ được giảm theo tỷ lệ lỗi của mỗi bên. Ví dụ, nếu A và B cùng gây ra tai nạn và cơ quan chức năng xác định mức độ lỗi của mỗi bên là 50%, B chỉ phải bồi thường cho A một phần thiệt hại tương ứng với tỷ lệ lỗi của mình. .

Tóm lại, trách nhiệm BTTHNHĐ không chỉ phụ thuộc vào lỗi của bên gây thiệt hại mà còn liên quan đến lỗi của bên bị thiệt hại. Pháp luật có những quy định rõ ràng nhằm điều chỉnh vấn đề này, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên và đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt?
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.