Thứ năm, 21/11/2024 09:44 (GMT+7)

Ai có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự?

Tạp chí Phổ biến pháp luật Việt Nam nhận được câu hỏi của độc giả: Ai có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự?

Để trả lời câu hỏi này, phóng viên Tạp chí Phổ biến pháp luật Việt Nam đã kết nối với Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TGS:

tm-img-alt
Hướng dẫn tố giác tội phạm qua ứng dụng VNEID.

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 190 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định về người có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự như sau: “Người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong thi hành án hình sự mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì tất cả mọi công dân, người chấp hành án sẽ có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đến Nhà nước, tổ chức, cơ quan và cá nhân.

Thứ hai, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự: Căn cứ vào Điều 192 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Công an cấp xã;

- Trưởng Công an cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh;

- Tư lệnh Quân khu và tương đương giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;

- Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý.

- Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.

Cùng chuyên mục

Quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn
Việc bị ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn không chỉ gây tổn thương tình cảm mà còn vi phạm quyền lợi của cha, mẹ theo quy định pháp luật, đặt ra nhiều tranh cãi về quyền nuôi con và trách nhiệm sau ly hôn.

Tin mới

Cựu chiến binh sống nhân ái, nghĩa tình
Nhiều năm qua, người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn quen thuộc với hình ảnh người cựu chiến binh Đỗ Văn Ngưỡng giàu lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ những gia đình khó khăn, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội.