Bộ Nội vụ cho biết, sau khi sáp nhập, mỗi xã phường, đặc khu sẽ có khoảng 60 biên chế, bao gồm cán bộ thuộc khối Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương. Việc sắp xếp này nhằm tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến, nhấn mạnh việc siết chặt quản lý, xử lý nghiêm các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, hướng đến bảo đảm quyền lợi của người lao động.
Bộ Nội vụ đưa ra phương án trả lương công chức theo vị trí việc làm, tham chiếu mức lương bình quân của khu vực tư nhân cho các vị trí tương ứng. Đề xuất này nhằm giảm tiêu cực, giữ chân nhân tài và hạn chế tình trạng chảy máu chất xám trong hệ thống
Thay vì quản lý và bổ nhiệm công chức theo ngạch như hiện nay, Bộ Nội vụ đề xuất áp dụng hệ thống quản lý theo vị trí việc làm, xếp thứ bậc dựa trên tính chất công việc và khung năng lực.
Theo công bố của Bộ Nội vụ ngày 6/4, TP Hải Phòng đạt 96,17/100 điểm, đứng đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index 2024). Trong khi đó, Cao Bằng xếp cuối bảng do còn nhiều hạn chế trong thực hiện cải cách hành chính.
Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước ngày 1/5, nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
Bộ Nội vụ đề xuất công chức có hai năm liên tiếp xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cho thôi việc. Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung quy định đánh giá công chức, nhằm nâng cao hiệu quả sàng lọc và tăng động lực làm việc.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định miễn trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong trường hợp họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung vào Luật Cán bộ, công chức sửa đổi.
Bộ Nội vụ kiến nghị bố trí nhà công vụ cho cán bộ, công chức tại trụ sở hành chính mới sau sáp nhập tỉnh, nhằm giúp họ nhanh chóng ổn định công việc và cuộc sống tại địa phương mới.
Bộ Nội vụ vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính hai cấp theo tiêu chí mới. Dự kiến 11 tỉnh sẽ được giữ nguyên, trong khi 52 tỉnh thuộc diện sáp nhập, bao gồm 4 thành phố trực thuộc Trung ương và 48 tỉnh thành khác.
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng theo dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Mục tiêu là tinh gọn bộ máy, tăng cường phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền.
Bộ Nội vụ vừa đề nghị các tỉnh, thành phố ngừng trình đề án sáp nhập, phân loại đơn vị hành chính huyện, xã theo tiêu chuẩn được ban hành trong các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giai đoạn 2016-2023, chờ chủ trương mới từ cấp có thẩm quyền.