Thứ ba, 01/04/2025 11:41 (GMT+7)

Đề xuất bố trí nhà ở cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Bộ Nội vụ kiến nghị bố trí nhà công vụ cho cán bộ, công chức tại trụ sở hành chính mới sau sáp nhập tỉnh, nhằm giúp họ nhanh chóng ổn định công việc và cuộc sống tại địa phương mới.

Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, chính quyền địa phương nơi được chọn làm trụ sở của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm bố trí nhà ở công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Việc này nhằm đảm bảo điều kiện làm việc của họ tại trụ sở mới sau quá trình sáp nhập.

tm-img-alt
Bố trí nhà ở sau sáp nhập tỉnh nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ, công chức.

Trước khi bộ máy hành chính mới chính thức hoạt động, UBND cấp tỉnh cần lập danh sách và xây dựng phương án xử lý đối với trụ sở, tài sản công thuộc các đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc diện sáp nhập. Các cơ quan liên quan cũng phải xây dựng kế hoạch xử lý trụ sở, tài sản công trong phạm vi quản lý của mình, đồng thời gửi kèm theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Các bộ, ngành trung ương có đơn vị trực thuộc nằm trên địa bàn sáp nhập cũng phải lập danh sách và đề xuất phương án xử lý trụ sở, tài sản công của các đơn vị này. Nếu trụ sở, tài sản công không còn nhu cầu sử dụng, chúng sẽ được bàn giao cho UBND cấp tỉnh quản lý, sử dụng theo nhu cầu thực tế.

Theo dự thảo, các địa phương có tối đa 5 năm kể từ khi nghị quyết được ban hành để hoàn thành việc sắp xếp lại và xử lý toàn bộ trụ sở, tài sản công tại các đơn vị hành chính sau sáp nhập.

Chính quyền địa phương nơi đặt trụ sở hành chính mới sẽ chịu trách nhiệm đầu tư, cải tạo, sửa chữa các cơ sở vật chất hiện có để tiếp tục sử dụng. Đồng thời, địa phương cũng cần đảm bảo việc bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị hành chính mới được sắp xếp.

Dự thảo cũng nhấn mạnh việc đảm bảo quyền lợi của người dân và cán bộ sau quá trình sáp nhập. Cụ thể, khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã dẫn đến thay đổi tên gọi hoặc địa giới hành chính của xã, thôn, tổ dân phố, người dân tại khu vực này sẽ tiếp tục được hưởng các chính sách đặc thù như trước khi sáp nhập, cho đến khi có quyết định mới từ cơ quan có thẩm quyền.

Tương tự, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang cũng sẽ tiếp tục được hưởng các chế độ đặc thù theo khu vực hoặc vùng cho đến khi có hướng dẫn mới. Những đơn vị hành chính và thôn, tổ dân phố có thay đổi tên gọi sẽ sử dụng tên gọi mới để thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù hiện hành.

Cùng chuyên mục

Sắp áp dụng hình thức công chứng online trên toàn quốc
Từ ngày 01/7/2025, công chứng online chính thức áp dụng trên cả nước theo Luật Công chứng 2024, đánh dấu bước tiến lớn khi cho phép thực hiện công chứng điện tử trực tiếp hoặc trực tuyến, tạo thuận lợi cho các giao dịch của người dân ở xa.
Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân
Chiều 26/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo cấp cao đã phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt nền tảng đào tạo trực tuyến quốc gia; nhằm phổ cập tri thức số, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên toàn quốc
Tạm dừng sáp nhập huyện, xã theo tiêu chuẩn cũ
Bộ Nội vụ vừa đề nghị các tỉnh, thành phố ngừng trình đề án sáp nhập, phân loại đơn vị hành chính huyện, xã theo tiêu chuẩn được ban hành trong các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giai đoạn 2016-2023, chờ chủ trương mới từ cấp có thẩm quyền.

Tin mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, báo cáo các dự án đầu tư công gặp vướng mắc trước 10/4
Ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 26/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ ngành, địa phương nhanh chóng rà soát, cập nhật báo cáo các dự án đầu tư công gặp khó khăn, vướng mắc hoặc tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia