Thứ bảy, 19/04/2025 12:32 (GMT+7)

Khu du lịch sinh thái để khách ẵm bế hổ con: Nguy hiểm và phạm luật

Ngày 15/4, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết, đơn vị đã có văn bản chấn chỉnh yêu cầu Khu du lịch sinh thái Hòn Nhạn (xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu) chấm dứt ngay việc cho phép khách tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã.

Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiên nhiều hình ảnh, video ghi lại cảnh du khách đã đến Khu du lịch sinh thái Hòn Nhạn tiếp xúc trực tiếp với cá thế hổ con được đặt tên là “Ngao”.

Theo tìm hiểu, khu du lịch này được cấp phép hoạt động từ năm 2016 và hiện đang nuôi dưỡng 25 cá thể hổ lớn nhỏ. Trong đó, chú hổ con tên Ngao, khoảng 6 tháng tuổi, nặng 23kg, được đơn vị này đưa ra tiếp xúc với khách tham quan từ khi mới hơn 3 tháng tuổi.

tm-img-alt
Du khánh vuốt ve cá thể hổ con tại khu du lịch Hòn Nhạn.

Sau khi những hình ảnh người dân tiếp xúc với cá thể hổ “thân thiện” này được lan tỏa trên mạng xã hội đã khiến người du khách tò mò, thích thú đến để được trải nghiệm.

Tuy nhiên, theo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, việc để khách du lịch tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã, đặc biệt là loài hung dữ như hổ, là hành vi trái quy định pháp luật. Điều này tiềm ẩn nguy cơ động vật tấn công người, cũng như khả năng lây truyền bệnh giữa người và thú. Chi cục Kiểm lâm Nghệ An yêu cầu đơn vị dừng ngay việc cho phép khách tiếp xúc trực tiếp với thú nuôi, đặc biệt là các loài hung dữ như hổ, sư tử, gấu... Đồng thời yêu cầu khu du lịch có văn bản giải trình về sự việc, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nói chung và thú dữ nói riêng. Đặc biệt, không cho người tiếp xúc trực tiếp với các loài này (trừ trường hợp cán bộ thú y can thiệp y tế).

Đơn vị này yêu cầu Khu du lịch sinh thái Hòn Nhạn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nói chung và động vật hoang dã hung dữ nói riêng; không cho người tiếp xúc trực tiếp với thú (trừ trường hợp cán bộ thú y phải tiếp xúc để can thiệp y tế). Yêu cầu Khu du lịch phải thực hiện lắp đặt biển cảnh báo thú dữ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân và nhân viên chăm sóc động vật tại khu vực nuôi và các khu vực chung quanh.

Trước đó năm 2015,  trong lúc tham quan Khu du lịch sinh thái Trại Bò (xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An), chị Trần Thị Yến bất ngờ bị hổ nuôi vồ đứt một cánh tay. Con thú giữ ngoạm đứt lìa cánh tay khiến chị Yến ngất xỉu. Ngay sau đó, nạn nhân đã được chở thẳng đến bệnh viện để cấp cứu.

Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp được quy định tại Mục 2, điều 14. Điều kiện nuôi, trồng các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phục lục CITES không vì mục đích thương mại.

  1. Có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học dược phê duyệt và có phương án nuôi trồng theo Mẫu số 04, Mẫu số 05, Mẫu số 06 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính phù hợp với đặc tính sinh hoạt của loài được nuôi, trồng: đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
  3. Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác.
  4. Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp cấp tỉnh.

Phương Thảo

Cùng chuyên mục

UBND cấp xã dự kiến tổ chức tối đa 4 phòng chuyên môn
Chính phủ đang xây dựng đề án tổ chức lại chính quyền địa phương cấp xã, theo đó UBND cấp xã sẽ được tổ chức tối đa 4 phòng chuyên môn hoặc tương đương, tùy theo đặc điểm khu vực như đô thị, nông thôn hoặc hải đảo.

Tin mới