Ngăn chặn tội phạm thời trí tuệ nhân tạo: Thách thức với hệ thống pháp luật
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
LTS: Hiện nay, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới - đang đứng trước những thách thức do tội phi truyền thống gây ra với nhiều hậu quả hết sức nặng nề trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thực sự trở nên hết sức cấp thiết mang tính khách quan và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh tội phạm phi truyền thống. Tạp chí Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết“Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm phi truyền thống hiện nay ở Việt Nam” của TS Nguyễn Đình Lục - Chủ tịch Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao
Ngày 26/11/2024, tại cuộc họp cấp cao Liên minh các nền văn minh Liên hợp quốc (UNAOC) diễn ra tại Bồ Đào Nha, với sự tham dự của các nguyên thủ, Bộ trưởng và người đứng đầu các tổ chức quốc tế (diễn ra từ ngày 25 - 27/11/2024), Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres cho rằng: các nền tảng kỹ thuật số không được kiểm soát và AI (1) (AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo.
Công nghệ AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người) đã khiến cho ngôn từ kích động thù địch lan truyền với một tốc độ và phạm vi chưa từng thấy. Bên cạnh đó, Tổng thư ký LHQ cũng chỉ trích sự phát triển của các công cụ như deepfake (2) (là phương tiện tổng hợp đã được điều khiển bằng kỹ thuật số để thay thế chân dung của người này bằng chân dung của người khác) khiến công chúng tin vào những thông tin sai lệch. Và kêu gọi UNAOC tìm cách thúc đẩy “sự đa dạng văn hóa, chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo và sự tôn trọng lẫn nhau”. Tổng Thư ký Guterres đưa ra lời cảnh báo về sự AI làm gia tăng nghiêm trọng về thông tin sai lệch; tư tưởng phân biệt đối xử; xâm phạm quyền riêng tư; gian lận và nhiều hành vi phạm quyền con người khác; AI “có thể làm suy yếu niềm tin vào các thể chế cũng như sự gắn kết xã hội và đe dọa chính nền dân chủ”. Chính vì vậy, ông kêu gọi ban cố vấn về AI “chạy đua với thời gian” để kịp thời đưa ra các khuyến nghị về cách thức quản lý việc sử dụng AI vào cuối năm nay, cũng như xác định những rủi ro và cơ hội từ công nghệ này” (3) (Ngày 26/10/2024, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã thành lập ban cố vấn phụ trách khuyến nghị trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo (AI), một công nghệ có “tiềm năng tạo thay đổi đột phá” nhưng cũng đặt ra nhiều rủi ro tiềm tàng. Ban Cố vấn về AI gồm khoảng 40 chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, luật pháp và bảo vệ dữ liệu cá nhân, làm việc tại các học viện, cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân.).
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là loại tội phạm thực hiện hành vi phạm tội bằng việc cố ý sử dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở cấp độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao của Nhà nước ta được thể hiện trong Nghị định 25/2014/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2014 Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. Theo quy định tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh công nghệ cao bao gồm công nghệ thông tin và viễn thông. Tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị điịnh đã xác định rõ: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao”. Từ quy định này, chúng ta hiểu rằng: Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các thiết bị số để thực hiện hành vi phạm tội gây ảnh hưởng và thiệt hại đến người dùng, thực hiện các hành vi lừa đảo gây ra các mối đe dọa đến tổ chức, người sử dụng. Tội phạm công nghệ cao là tội phạm sử dụng kiến thức, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin để tác động đến các thông tin, dữ liệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính, xâm phạm đến trạt tự an toàn thông tin, gây tổn thất đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Tội phạm công nghệ cao thuộc nhóm tội phạm hình sự đã được xác định trong hệ thống pháp luật của nước ta.
tội phạm sử dụng công nghệ cao (ảnh minh họa).
Nghiên cứu về tội phạm sử dụng công nghệ cao, chúng ta thấy loại tội phạm nầy có những dấu hiệu, đặc điểm nổi bật sau đây.
Trước hết, như chúng ta đã biết, pháp luật nước ta đã quy định rõ: một hành vi chỉ được coi là tội phạm khi hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những hành vi được xác định là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự của nước ta.Vì vậy, khi xem xét một hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại cho xã hội và bị coi là tội phạm sử dụng công nghệ cao khi hành vi đó đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Thứ hai, tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm về trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Nư vậy, khách thể loại của các tội phạm sử dụng công nghệ cao là trật tự an toàn thông tin, trong đó, trật tự an toàn thông tin được hiểu là những quy tắc xử sự có mối quan hệ trực tiếp về mặt pháp lý, đạo đức hoặc quy tắc chuyên môn được Nhà nước và xã hội xác lập nhằm đảm bảo an toàn thông tin được lưu trữ, xử lý trong các hệ thống máy tính, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong quá trình khai thác, sử dụng nguồn thông tin đó. Ở đây, chúng ta cần hiểu rõ vấn đề an toàn thông tin được pháp luật của chúng ta quy định như thế nào? Tại Quyết định số 3317/ QĐ-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính, quy định về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính, “An toàn thông tin” được hiểu là thông tin và hệ thống thông tin không bị truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép. Và như vậy, trật tự an toàn thông tin được hiểu là bao gồm các quy tắc đảm bảo an toàn thông tin và những quy tắc liên quan đến trật tự pháp luật trong khai thác, sử dụng thông tin.
Theo đó, một hành vi bị coi là tội phạm sử dụng công nhệ cao khi hành vi đó tác động đến một hoặc cả hai khía cạnh của trật tự an toàn thông tin.
Thứ ba, tội phạm sử dụng công nghệ cao chỉ được xác định khi hành vi phạm tội này được thực hiện bằng việc sử dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao.
Thứ tư, tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện bởi lỗi cố ý. Khi thực hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao, người phạm tội buộc phải hiểu rõ hành vi của mình là trái quy định pháp luật, có thể gây hậu quả xấu cho các tổ chức, cá nhân có liên quan song vẫn thực hiện và mong muốn hoặc để mặc cho những hậu quả xấu xảy ra. Về động cơ, phạm tội sử dụng công nghệ cao không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy vây, trong thực tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể được thực hiện do vụ lợi, giải quyết mâu thuẫn, trả thù cá nhân, hoặc vì sở thích cá nhân.
Thứ năm, về chủ thể, tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể được thực hiện bằng bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất của hành vi phạm tội, chủ thể trực tiếp thực hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những người có kiến thức, kỹ năng đủ để trực tiếp khai thác, sử dụng thiết bị, phương tiện công nghệ hoặc trực tiếp phát triển, ứng dụng công nghệ, trực tiếp xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong thời gian qua, loại tội phạm sử dụng công nghệ cao tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, ngày càng gia tăng và gây hậu quả rất nặng nề - thông qua không gian mạng, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, kích động thù địch và bạo lực…đã góp phần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Một thực tế hiện nay cho thấy, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển nhanh chóng. Việc sử dụng mạng Internet thu hút ngày càng nhiều người sử dụng. Theo con số thống kê, tính đến tháng 1 năm 2021, số người dùng Internet trên thế giới là 4,66 tỉ người và sử dụng mạng xã hội là 4,2 tỷ người. Ở Việt Nam, tính đến tháng 01/2024, ở Việt Nam có 78,44 triệu người sử dụng internet và 72,7 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương với 73,3% tổng dân số; ngoài ra, số lượng thuê bao di động tại Việt Nam đạt 168,5 triệu kết nối, tương đương với 169,8% tổng dân số. (4) (nguồn: https://tapchinganhang.gov.vn/mot-so-khuyen-nghi-trong-viec-tang-cuong-cac-quy-dinh-phap-luat-ve-toi-pham-cong-nghe-cao.htm).
Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 07/12/2024 Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.762.439 người (5) (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/). Từ số liệu trên đây, cho thấy đây là một “lợi thế” để loại tội phạm sử dụng công nghệ cao có nhiều cơ hội phạm tội ở nước ta.
Và thực tế cho thấy, ở Việt Nam chúng ta, hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao đã và đang xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước , quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng (tương đương 3,6% GDP), tăng gấp rưỡi so với năm 2022. Trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính. Tỉ lệ người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%. Theo thống kê của Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 thủ đoạn lừa đảo.
Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), có khoảng hơn 3.000 hồ sơ được lập tại cơ quan công an với số tiền hơn 2.300 tỷ đồng trong năm 2023, và khoảng 700 hồ sơ trong 6 tháng đầu năm 2024 được lập tại hơn 30 cơ quan công an địa phương với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là con số dựa trên những sự việc người dân đến trình báo cơ quan công an. Trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn vì nhiều người dân không đi trình báo. Bộ Công an cho biết, trong năm 2023 đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên không gianmạng. Riêng Năm 2016, Việt Nam đã có tới 145 nghìn cuộc tấn công mạng khác nhau nhắm vào hệ thống thông tin với ba hình thức cơ bản, đó là lừa đảo, dùng mã độc và thay đổi giao diện và đã gây thiệt hại 10.400 tỷ đồng, hơn 10.000 trang/cổng thông tin điện tử có tên miền “vn” bị tấn công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện, cài mã độc, hơn 70% số máy tính bị lây nhiễm... (6) (nguồn: https://thitruongtaichinhtiente.vn/toi-pham-lua-dao-cong-nghe-lieu-co-dang-so-61801.html)
Ở Việt Nam, trong thời gia qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chín sách nhằm đẩy mạnh và phát triển khoa học và công nghệ, coi đó quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.
Điều 62 của Hiến pháp 2013 đã xác định: “1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ…”. Và có nhưng chính sách cụ thể để phát triển công nghệ cao được thể hiện tại Điều 4 Luật Công nghệ cao bao gồm:
(1) Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghệ cao trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
(2) Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong hệ thống cung ứng toàn cầu.
(3) Tập trung đầu tư phát triển nhân lực công nghệ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các hoạt động công nghệ cao khác.
(4) Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao.
(5) Dành ngân sách nhà nước và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ, chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Như vậy, chúng ta thấy phát triển khoa học và công nghệ được nhà nước ta hết sức coi trọng trong quá trình phát triển của đất nước.
Để đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao, Nhà nước ta đã chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, phục vụ một cách có hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống loại tội phạm này. Theo đó, bên cạnh Hiến pháp xác định vai trò, vị trí của khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển đất nước, các chính sách cụ thể trong Luật Công nghệ cao như vừa nêu, các Bộ luật Dân sự, luật An toàn thông tin mạng, luật Công nghệ thông tin và nhiều văn bản dưới luật của Chính phủ đã xác định rõ và đưa ra hệ thống chế tài để bảo đảm cho quá trình phát triển, sử dụng khoa học và công nghệ cao trong đời sống xã hội.
Đặc biệt trong Bộ luật Hình sự hiện hành, tội phạm công nghệ cao đã được xác định rõ tại Mục 2: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mạng viễn thông - từ Điều 285 đến Điều 294, xác định rõ các hành vi bị coi là phạm tội trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm các tội danh: tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái phép tấn công mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử…; tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính viễn thông…; tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông…; tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho cấp cứu, tìm kiếm, cứu hộ…; tội cố ý gây nhiễu có hạị. Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) đã quy định dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ và quy định các biện pháp thu thập, bảo quản chứng cứ điện tử. Một số văn bản pháp luật khác liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã được ban hành, như: Luật An toàn thông tin mạng năm; Luật Giao dịch điện tử năm 2015. Bên cạnh các các văn bản luật, gần đây, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm để tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ như: Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về Thanh toán không dùng tiền mặt; Thông tư 17/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 thay thế Thông tư 23/TT-NHNN ngày 19/8/2014 về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Thông tư 18/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 thay thế Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hànhg, Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng chính thức có hiệu lực. Theo đó, các ngân hàng áp dụng chính sách giao dịch trực tuyến gồm chuyển tiền trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc tổng giao dịch trong ngày đạt trên 20 triệu đồng phải xác thực khuôn mặt.
Ngoài ra, các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ với tổng giá trị giao dịch trên 100 triệu đồng/ngày; kích hoạt dịch vụ ngân hàng số lần đầu hoặc đổi thiết bị sử dụng ứng dụng ngân hàng số cũng phải xác thực khuôn mặt. Toàn bộ các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đều phải thực hiện “xác thực sinh trắc học” trên ứng dụng app của các ngân hàng. Hình ảnh khuôn mặt, căn cước công dân của khách hàng khi thực hiện “xác thực sinh trắc học” sẽ được kiểm tra và so khớp với dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư v.v.
Theo đó, các văn bản quản lý nhà nước trong linh vực khoa học và công nghệ mới được ban hành đã bổ sung thêm các điều, khoản nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi khách hàng và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động thanh toán, cũng như ngăn chặn các hoạt động lừa đảo ngày càng tinh vi.
Có thể nói, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ trong thời gian qua đã phát huy hiệu lực góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện nay của chúng ta còn có những khoảng tróng để loại tội phạm này lợi dụng như: Chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của pháp nhân khi không thực hiện tốt việc giám sát hoặc kiểm soát của cá nhân là tội phạm công nghệ cao, được thực hiện bởi cá nhân hành xử theo thẩm quyền của mình vì lợi ích của pháp nhân; chưa quy định cụ thể hơn về tội phạm công nghệ cao là người nước ngoài ...Xuất phát từ tính chất phức, mức độ nguy hiểm và sự biến hóa khó lường của loại tội phạm sự dụng công nghệ cao, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm phi truyền thống nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện chuyển tiếp công việc trong tháng 4/2025, đảm bảo quản lý thông suốt, không gián đoạn trong bối cảnh nhiều thách thức từ trong nước và quốc tế.
Luật sư Đỗ Xuân Đảm - "Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý Thuế 2019 thì Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương thống nhất đưa 4 vụ án, vụ việc nổi cộm về lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo. Cuộc họp diễn ra ngày 25/3 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm nhằm rà soát các dự án, công trình chậm tiến độ, gây thất thoát lớn.
Bạn Thanh Chúc (Sóc Sơn) hỏi: Sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe ô tô là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Xin hỏi, theo quy định mới hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong tháng 3/2025, Bộ Tài chính phải báo cáo với Chính phủ để ban hành nghị quyết về tài sản số, tiền kỹ thuật số, trong đó cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền kỹ thuật số.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP đi vào cuộc sống của người dân hơn 2 tháng và cho thấy nhiều chuyển biến tích cực. Nó đã cải thiện nếp sống, văn hóa tham gia giao thông của đại đa số người dân Việt Nam.
Theo quy định mới tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc dừng đỗ ô tô, thậm chí quay đầu xe "đè" lên vạch kẻ dành cho người đi bộ sang đường cũng có thể bị phạt nặng gấp 5 lần trước đây.
Luật BHXH 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, bổ sung nhiều quyền lợi mới cho người lao động khi nghỉ ốm, bao gồm chế độ ốm đau không trọn ngày, mở rộng phạm vi hưởng trợ cấp và quy định rõ các trường hợp không được nhận chế độ ốm đau.
Việc người điều khiển phương tiện giao thông tự ý lắp thiết bị phát tín hiệu xe ưu tiên trên phương tiện không thuộc xe ưu tiên sẽ bị xử lý như thế nào?.
Trong niềm hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ VHTTDL đã phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật tổ chức chuỗi chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự phải phản ánh rõ tinh thần nhân đạo, nhân văn, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân và tạo công cụ đủ sức răn đe tội phạm, tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện chuyển tiếp công việc trong tháng 4/2025, đảm bảo quản lý thông suốt, không gián đoạn trong bối cảnh nhiều thách thức từ trong nước và quốc tế.
Theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, người nộp thuế nếu có hành vi trốn thuế sẽ bị áp dụng biện pháp tạm dừng sử dụng hóa đơn điện tử, bắt đầu từ ngày 1/6/2025.
Nhiều năm qua, người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn quen thuộc với hình ảnh người cựu chiến binh Đỗ Văn Ngưỡng giàu lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ những gia đình khó khăn, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội.
Ngày 14/4, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị đối thoại về Luật Doanh nghiệp 2020, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện rủi ro pháp lý và nâng cao hiệu quả quản trị trong bối cảnh phát triển mới.
Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp, chỉ đạo các giải pháp linh hoạt với chính sách thuế quan mới của Mỹ, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và tái cấu trúc nền kinh tế.
Hội nghị Trung ương 11 đã khai mạc với phiên thảo luận chuyên sâu về nhiều đề án quan trọng, trong đó nổi bật là việc tái cấu trúc đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Bộ Nội vụ đưa ra phương án trả lương công chức theo vị trí việc làm, tham chiếu mức lương bình quân của khu vực tư nhân cho các vị trí tương ứng. Đề xuất này nhằm giảm tiêu cực, giữ chân nhân tài và hạn chế tình trạng chảy máu chất xám trong hệ thống
Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua dự thảo phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14, bổ sung nhân sự quy hoạch và đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy trước.
Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua chủ trương chấm dứt hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện, chuyển sang mô hình tổ chức ba cấp: cấp tối cao, cấp tỉnh và cấp khu vực.
Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã thống nhất phương án giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 xuống còn 34, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là bước đi chiến lược nhằm tổ chức lại bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả.
Bộ Công an đề xuất tăng mức định lượng tiền để xử lý hình sự đối với tội tham ô và nhận hối lộ từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng. Đề xuất này nhằm phù hợp với sự biến động giá cả và tình hình kinh tế - xã hội hiện nay.
Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, công chức bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị theo dõi trong 6 tháng. Nếu không cải thiện, người đó có thể bị bố trí công việc thấp hơn hoặc bị chấm dứt hợp đồng.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có thể linh hoạt, không cứng nhắc ở mức 50% như gợi ý của Bộ Chính trị. Các địa phương có thể đề xuất giảm đến 60-70% nếu thấy phù hợp và hiệu quả trong công tác quản lý, phục vụ dân.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 139 năm ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2025), Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2 – phân khu 1 đã tổ chức giải bóng chuyền cho toàn thể học viên.
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Trung ương tập trung thảo luận các nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, tổ chức chính quyền địa phương và công tác chuẩn bị cho Đại hội XIV, bầu cử Quốc hội khóa XVI.
Ngày 11/4/2025, Công an phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng đã tiến hành trao trả tài sản cho công dân đánh rơi sau khi hoàn tất công tác xác minh theo quy định.
Ngày 9/4, Công an TP Hà Nội (CATP) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Quý I/2025 và triển khai ra quân thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn PCCC và CNCH trên toàn TP. Hà Nội.
Ngày 10/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã thi hành Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” đối với 12 đối tượng liên quan đến vụ khai thác cát trái phép trên sông Chu