Thứ năm, 14/11/2024 15:53 (GMT+7)

Tạm hoãn xuất cảnh đối với doanh nghiệp nợ thuế quá hạn?

Độc giả hỏi: Việc tạm hoãn xuất cảnh đối với doanh nghiệp nợ thuế quá hạn đang có nhiều tranh luận. Và đâu là nguyên nhân dẫn tới nợ đọng thuế gia tăng và ngành Thuế có giải pháp gì để thu hồi tiền vào ngân sách nhà nước, kéo giảm tỷ lệ nợ thuế?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS, Thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, trả lời những nội dung trên như sau:

Nguyên nhân nợ đọng thuế gia tăng có thể do những lý do sau:

Khó khăn tài chính: Do ảnh hưởng chung tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, cắt giảm doanh số, không thanh toán công nợ, ngân hàng không cấp tín dụng hỗ trợ vốn lưu động… Tuy vậy, vẫn phải đảm bảo tiền lương, thưởng, đảm bảo việc làm cho người lao động nên dẫn đến chậm nghĩa vụ nộp thuế.

Hoặc do các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của một số dự án do có vướng mắc chưa đi vào hoạt động, khai thác, chờ các địa phương giải phóng mặt bằng, giải quyết đền bù, tranh chấp, hoặc chờ phê duyệt phương án điều chỉnh mục đích sử dụng, điều chỉnh diện tích khai thác nên người nộp thuế chưa nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Ý thức tuân thủ pháp luật thuế kém như: Lợi dụng các chính sách ưu đãi hoặc miễn giảm thuế để trì hoãn nghĩa vụ nộp thuế; Cố ý tìm cách né tránh nghĩa vụ thuế bằng cách khai báo sai doanh thu, lợi nhuận hoặc tạo các giao dịch giả mạo,….

Quản lý yếu kém: Công tác quản lý tài chính không hiệu quả, dẫn đến chậm trễ trong nộp thuế. Các cơ quan thuế không kiểm tra, theo dõi chặt chẽ các doanh nghiệp có dấu hiệu nợ thuế, dẫn đến nợ kéo dài. Nhiều doanh nghiệp vi phạm nhưng không bị phát hiện hoặc xử lý chậm trễ. Công nghệ và quy trình quản lý thuế chưa đủ hiện đại để phát hiện và xử lý nợ thuế nhanh chóng và hiệu quả.

Chính sách giãn nộp thuế: Việc gia hạn thuế trong bối cảnh dịch bệnh hoặc khó khăn kinh tế có thể dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài.

Ngành Thuế có giải pháp gì để thu hồi tiền vào ngân sách nhà nước, kéo giảm tỷ lệ nợ thuế

Trước tình hình nợ thuế gia tăng, ngành thuế đã tập trung đôn đốc nợ và áp dụng các biện pháp cưỡng chê thu hồi nợ thuế đối với các danh nghiệp. Cụ thể là: Áp dụng tạm hoãn xuất cảnh theo quy định đối với người nợ thuế có khoản tiền thuế nợ quá hạn thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đặc biệt là các trường hợp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký đã được ngành Thuế áp dụng đồng bộ các giải pháp cảnh báo nợ thuế.

tm-img-alt
Việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với doanh nghiệp nợ thuế cần được cân nhắc kỹ lưỡng, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

Phối hợp với một số cơ quan khác như: Tài nguyên Môi trường để xử lý các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người nộp thuế chây ỳ nợ đọng thuế. Tăng cường phối hợp Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng… trong việc thực hiện thu tiền nợ thuế; trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của NNT bị cưỡng chế theo đúng quy định…

Giao chỉ tiêu thu nợ cho từng từng đơn vị, từng công chức, thực hiện giám sát, đôn đốc các đơn vị thu nợ đúng quy trình, quy định.

Nâng cấp hệ thống công nghệ: Sử dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại để theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ thuế. Điển hình là xây dựng ứng dụng eTax Mobile được cài đặt trên điện thoại di động thông minh, cho phép cá nhân, cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh có thể tra cứu về thuế mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động.

Đối thoại và hỗ trợ doanh nghiệp: Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc tài chính, đàm phán để trả nợ.

Việc tạm hoãn xuất cảnh đối với doanh nghiệp nợ thuế quá hạn đang có nhiều tranh luậnbị áp dụng máy móc, cần cân nhắc liều lượng, hợp tình hợp lý và hợp hoàn cảnh. 

Tạm hoãn xuất cảnh được cho là công cụ để ngành Thuế thực hiện thu ngân sách nhà nước. Mặc dù biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng có những bất cập cần được giải quyết. Một trong những băn khoăn lớn nhất của doanh nghiệp và người nộp thuế là việc tạm hoãn xuất cảnh đôi khi bị áp dụng không hợp lý, đặc biệt là đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Những băn khoăn trên của người nộp thuế là hoàn toàn hợp lý bởi:

Mỗi doanh nghiệp có hoàn cảnh khác nhau: Đối với những doanh nghiệp thiện chí khắc phục và đang gặp khó khăn khách quan, cần cân nhắc các giải pháp khác thay vì ngay lập tức tạm hoãn xuất cảnh, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục và hoàn trả nợ thuế.

Hoặc có những doanh nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu, phục hồi tài chính, hoặc đang gặp khó khăn tạm thời. Trong các trường hợp này, áp dụng tạm hoãn xuất cảnh một cách nghiêm ngặt có thể làm cản trở quá trình kinh doanh và khôi phục kinh tế của họ, thậm chí làm tăng nguy cơ phá sản, gây thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế.

Ngoài ra, cần  đánh giá mức độ vi phạm, số tiền nợ thuế và khả năng hoàn trả của doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời gian hợp lý.

Như vậy, việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với doanh nghiệp nợ thuế cần được cân nhắc kỹ lưỡng, không nên máy móc mà phải linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Điều này đảm bảo thực thi nghiêm túc pháp luật thuế nhưng vẫn hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh, giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Cùng chuyên mục

Ai có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự?
Tạp chí Phổ biến pháp luật Việt Nam nhận được câu hỏi của độc giả: Ai có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự?

Tin mới

Nam Định: Kiểm tra việc thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận của lực lượng vũ trang
Chiều ngày 19/11, Đoàn kiểm tra của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Công an và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Nam Định để kiểm tra việc thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận của lực lượng vũ trang tỉnh năm 2024.