Những quy định cần tuân thủ khi đến Trung Quốc
Khi đến bất cứ quốc gia nào việc hiểu và theo đúng các quy tắc ứng xử ở vùng đất đó là rất quan trọng, giúp cho bạn có một chuyến đi mãn nguyện. Theo đó, bạn cần biết những điều nên tránh và những quy định cần tuân thủ khi đến Trung Quốc.
Về tôn giáo, tín ngưỡng
Không nói xấu về vị thần: Trong đạo Phật và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, việc nói xấu hoặc phỉ báng các vị thần bị coi là một hành động thiếu tôn trọng và bị chê trách.
Trong văn hóa Trung Quốc, việc không tuân thủ các lễ nghi mang tính truyền thống sẽ bị coi là một hành động không tôn trọng và có thể bị xem là vi phạm nguyên tắc đạo đức.
Tôn trọng các quy định của đền đài và đình thành: Các đền đài và đình thành trong tín ngưỡng Trung Quốc có các quy định chặt chẽ riêng, và việc không tuân thủ chúng (có thể do vô tình hay không biết) đều có thể bị coi là vi phạm và bị trừng phạt.
Tôn trọng các địa điểm linh thiêng: Các địa điểm linh thiêng như các đền thờ, chùa chiền và núi đồi được coi là nơi linh thiêng và phải được tôn trọng. Nếu ai tỏ thái độ không tôn trọng hoặc làm tổn hại đến các địa điểm này sẽ gây ra sự phẫn nộ của dân chúng ở đó và sẽ bị xử lý theo quy định chung.
Không được dùng bút đỏ viết tên người
Màu đỏ đối với người Trung Quốc là màu tượng trưng cho sự vui mừng, hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ được sử dụng màu đỏ để viết tên người vì người Trung Quốc chỉ dùng màu đỏ để viết tên người đã khuất trên bia mộ. Nếu bạn viết tên ai đó bằng màu đỏ lên giấy sẽ bị coi là sự xúc phạm rất lớn với người đó, nên cần phải tránh.
Không dùng số 4
Số 4 trong tiếng Trung có cách phát âm gần giống với từ “tử”, có nghĩa là “tử vong”. Vì vậy, số 4 được coi là biểu tượng của điềm xấu và thường bị tránh sử dụng trong các tình huống quan trọng như việc đặt tên, chọn số nhà, hoặc trong các sự kiện quan trọng. Và vì thế trong giao dịch, bạn cố gắng tránh dùng từ chỉ số 4.

Không chạm vào người đối thoại khi giao dịch
Để đáp lễ trong khi giao dịch với người Trung Quốc bạn chỉ cần gật đầu hoặc cúi chào để thể hiện sự tôn trọng khi chào. Nếu bạn tiếp xúc quá thân mật với người đối thoại, rất có thể bạn bị coi là người khống đứng đắn.
Không được mở quà ngay khi được tặng
Việc mở quà ngay sau khi được tặng trước mặt mọi người, đối với người Trung Quốc đó là thể hiện sự thiếu tôn trọng với người tặng quà kể cả người tặng quà là người thân trong gia đình (điều này rất khác với thói quên ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới). Ở Trung Quốc, người ta thường từ chối vài lần trước khi nhận món quà đó. Bạn cung cần làm như thế, khi đến Trung Quốc và được quà từ ai đó để thể hiện sự am hiểu văn hóa của đất nước tỷ dân.
Không tặng ôcho người quen, bạn bè
Ô trong tiếng Quảng Đông phát âm giống từ “chia xa”. Vì thế, việc tặng ô sẽ khiến nhiều người hiểu lầm là mình không muốn gặp lại họ nữa.

Trương Gia Giới là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Không được tặng đồng hồ cho đối tác của mình
Đồng hồ trong tiếng Quảng Đông Trung Quốc được xem là điều cấm kỵ vì đồng âm với một nghi thức tang lễ và sẽ mang đến điều rủi. Chính vì thế, trong giao dịch với người Trung Quốc, bạn không được tặng đồng hồ để tránh bị hiểu sai về lòng tốt của mình.
Không đụng chạm vào tócngười khác
Đối với người Trung Quốc (và một số quốc gia khác), tóc được coi là một phần quan trọng của cơ thể và là biểu tượng của sức mạnh và sự trưởng thành. Do đó, khi đến Trung Quốc, trong giao tiếp, bạn hết sức chú ý để không chạm vào tóc của người mà mà mình đang giao tiếp và những người xung quanh khác nếu không được phép.
Không dùng một tay để đưa hoặc nhận đồ vật
Đối với người Trung Quốc, việc sử dụng cả hai tay để đưa hoặc nhận đồ vật là thể hiện phong cách lịch sự, có văn hóa. Khi tặng quà, nên dùng cả hai tay để trao quà cho người nhận. Món quà được coi là tấm lòng của người tặng và việc trao nó bằng cả hai tay là thể hiện sự tôn trọng. Nếu được tặng quà, bạn cần đưa hai tay để đón nhận và nói lời cảm ơn.
Không đưa tiền tip khi được phục vụ
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới khi người phục vụ được nhận một khoản tiền tip người được phục vụ, họ sẽ rất vui vì đó là cách thể hiện sự hài lòng của khách hàng về sự phục vụ của mình. Nhưng ở Trung Quốc, thì lại khác, việc đưa tiền tip cho người phục vụ sẽ bị coi là hành động bất lịch sự thậm chí là bị coi là sự sỉ nhục đối với họ. Cho nên, khi ở Trung Quốc, nếu bạn hài lòng với các dịch vụ ở đây cũng đừng thể hiện điều đó bằng việc đưa tiền tip cho họ.

Phượng Hoàng cổ trấn - điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Không được cắm đũa vào bát ăn cơm
Cũng như ở Việt Nam, đũa là một đồ dùng truyền thống của người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng trong các bữa ăn, đũa còn có một ý nghĩa rất đặc biệt với họ. Người Trung Quốc dùng đũa để cắm lên những bát cơm cúng cho những người đã khuất. Do vậy, khi ở Trung Quốc, trong bữa cơm, bạn không được phép cắm đũa lên bát cơm và cũng không được dùng đũa để chỉ vào người khác. Vì người Trung Quốc quan niệm, điều đó sẽ đem lại xui xẻo cho họ.
Từ chối mọi lời mời đến quán trà hoặc quán cà phê từ người lạ
Đây là điều mọi người khi đến Trung Quốc hết sức chú ý.
Trong thời gian đi du lịch, công tác… đến Trung quốc, bạn có thể gặp một vài người nhận là sinh viên đại học tiếp cận bạn và hỏi liệu họ có thể thực hành tiếng Anh với bạn không. Sau khi bạn đồng ý giúp họ học tiếng Anh, họ sẽ đưa bạn đến quán trà hoặc quán cà phê mà họ tự chọn họ tự gọi đồ uống trong khi bạn hoàn toàn không biết gì về giá cả của loại đồ uống đó
Sau đó, tất nhiên bạn sẽ phải trả tiền với một hóa đơn thanh toán với giá “trên trời” mà trước đó bạn không thể hình dung nổi. Trong trường hợp đó, bạn chính là nạn nhân của một vụ lừa đảo, vì thế bạn cần báo ngay cho hướng dẫn viên du lịch để họ biết và có cách xử lý phù hợp nhất.