Thứ hai, 09/06/2025 09:41 (GMT+7)

Doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản do nợ thuế theo quy định nào

Ngày 28/5/2025, Chi cục Thuế khu vực XIII vừa ban hành văn bản áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế đối với đối với các doanh nghiệp do chậm nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Theo quyết định này, Chi cục Thuế khu vực XIII đã áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng hình thức trích tiền từ tài khoản và phong tỏa tài khoản của Công ty Phát Đạt tại các tổ chức tín dụng. Tổng số tiền bị cưỡng chế lên tới 11.770.301.953 đồng. Thời hạn áp dụng cưỡng chế kéo dài từ ngày 28/5/2025 đến hết ngày 26/6/2025.

Điều 124 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định, các trưởng hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế gồm: Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định; Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế; Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn,...

tm-img-alt
Một dự án bất động sản do doanh nghiệp triển khai. Ảnh: Đấu thầu. 

Quyết định cưỡng chế thuế được ban hành căn cứ theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đặc biệt là Điều 125 về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với người nộp thuế không tự nguyện chấp hành. Theo quy định này, trong trường hợp người nộp thuế không nộp đúng hạn số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt theo thông báo của cơ quan thuế, cơ quan thuế có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế như trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng để thu hồi nghĩa vụ thuế còn nợ.

Trong vụ việc này, Công ty Phát Đạt đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế trong thời hạn quy định, bị xác định là có hành vi vi phạm pháp luật thuế. Việc chậm nộp số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách Nhà nước, mà còn tác động đến công tác quản lý tài chính công, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang tuân thủ nghiêm túc chính sách thuế hiện hành.

Công ty Phát Đạt là một trong những doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE,  từng được biết đến với nhiều dự án nổi bật tại TP. Hồ Chí Minh như The EverRich, Millennium… và hiện mở rộng hoạt động tại các địa phương như Bình Dương, Quảng Ngãi.

Việc bị cưỡng chế thuế lần này là tín hiệu đáng chú ý cho thấy những áp lực về nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp cần giải quyết trong thời gian tới.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (có hiệu lực từ 01/7/2020), quy trình cưỡng chế thuế được thực hiện như sau: 

I. Căn cứ cưỡng chế

Theo Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện khi:

  • Người nộp thuế không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý hành chính về thuế (như: quyết định truy thu, xử phạt vi phạm hành chính, nộp chậm, tiền phạt...) sau thời hạn quy định;

  • Đã hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà chưa thi hành.


II. Thông báo trước khi cưỡng chế

  • Cơ quan thuế ban hành Thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp (Mẫu số 07-1/TB-NOPT) để người nộp thuế biết và thực hiện.

  • Nếu người nộp thuế không nộp đúng hạn sau thông báo, cơ quan thuế sẽ ban hành Quyết định cưỡng chế thuế.


III. Hình thức cưỡng chế (Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019)

7 biện pháp cưỡng chế, được áp dụng theo trình tự hoặc đồng thời:

  1. Trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc...

  2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

  3. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

  4. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu tiền nợ thuế.

  5. Thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

  6. Ngừng làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu.

  7. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép hoạt động...


IV. Thủ tục cưỡng chế

  1. Xác định nợ thuế: Cơ quan thuế xác định số nợ thuế quá hạn, tiền phạt, tiền chậm nộp.

  2. Gửi thông báo nợ thuế: Gửi văn bản yêu cầu người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ.

  3. Ban hành quyết định cưỡng chế: Theo mẫu Mẫu số 01/QĐ-CC ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.

  4. Thực hiện biện pháp cưỡng chế: Tùy theo điều kiện và hình thức được chọn (ưu tiên trích tiền tài khoản trước, sau đó mới đến kê biên tài sản...).

  5. Kết thúc cưỡng chế: Khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ hoặc có quyết định của cấp có thẩm quyền.


V. Thời hiệu cưỡng chế

  • Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt là 1 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

  • Thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là thi hành xong hoặc có quyết định đình chỉ.

Cùng chuyên mục

Vì sao hàng giả vẫn len lỏi vào trường học, bệnh viện?
Tại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đại biểu Tô Văn Tám, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, bày tỏ lo ngại về tình trạng hàng giả, hàng nhái và các hành vi gian lận thương mại vẫn diễn ra phổ biến.

Tin mới