Thứ ba, 10/12/2024 21:38 (GMT+7)

Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA

Hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 11/12/2024, do Tổng Cục Hải quan phối hợp với Học viện Tài chính tổ chức.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do nhiều tầng nấc.

 Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế có độ mở rất lớn với chỉ số kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu so với GDP những năm gần đây luôn ở khoảng 200%. Tính đến tháng 11/2024, Việt Nam đã ký kết 19 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA) với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có tất cả các nước phát triển, các nước thuộc nền kinh tế mới nổi và các nước trong khu vực, như: AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, CPTPP, UKVFTA, RCEP, EVFTA…

tm-img-alt

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đàm phán ký kết thành công các FTA thế hệ mới.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đàm phán ký kết thành công các FTA thế hệ mới (chẳng hạn như CPTPP, EVFTA và RCEP) với những đặc trưng là: Các cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”; mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ hơn; mở rộng cam kết sang cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư… Thực tế việc thực thi các FTA, đặc biệt là, các FTA thế hệ mới đã và chắc chắn sẽ có tác động nhiều mặt, cả tích cực và những thách thức đối với nhiều lĩnh vực kinh tế như: thương mại quốc tế, đầu tư trong nước và nước ngoài… Thực tế cho thấy, cùng với quá trình thực thi các FTA thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2002 đến 2012 là 1.036 tỷ USD thì trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 là 4.110 tỷ USD, tức là gấp 4 lần của 10 năm trước đó. Kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 là 681,1 tỷ USD, tức là gấp 6 lần so với bình quân năm giai đoạn 2002 – 2012 và tăng khoảng 50% so với bình quân năm của giai đoạn 2013 – 2021.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2024 đã là 681,14 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023 và vượt tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của năm 2023. Cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu còn là sự đa dạng hóa về các loại hình thương mại và các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngày 20/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 624/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Trong đó, một trong 6 yêu cầu và quan điểm phát triển Hải quan Việt Nam là “Phát triển Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả; thực thi đầy đủ, toàn diện các cam kết quốc tế về thuế xuất nhập khẩu, hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã ký kết; ứng phó hiệu quả với các thay đổi liên quan tới các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.

Để đảm bảo yêu cầu đó, cần nghiên cứu đầy đủ bối cảnh trong nước và quốc tế có tác động đến các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Từ đó, có biện pháp cụ thể hóa các phương hướng đã được xác định trong Chiến lược.

Để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn cấp thiết trên, Học viện Tài chính với tư cách là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành Tài chính và Tổng cục Hải quan với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA: Thực trạng và giải pháp”. Sau hơn 2 tháng thông báo đến các đơn vị trong ngành Hải quan, Học viện Tài chính và các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài ngành Tài chính, Ban Tổ chức hội thảo đã nhận và lựa chọn được 39 bài viết đăng Kỷ yếu hội thảo. Các bài viết đã tập trung phân tích sâu về nội dung các FTA và tác động của việc thực thi các FTA đến kinh tế Việt Nam và đến hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, phần lớn các bài viết trao đổi về các nội dung cụ thể cần cải cách cả về chính sách và quản lý thuế để đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA.

Cùng chuyên mục

Tổng thu ngân sách Việt Nam năm 2024 hơn 2.000.000 tỷ đồng
Chiều 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết công tác tài chính-ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tuyến, kết nối tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thép Vina One bị truy thu hơn 12 tỷ sau thanh tra
Theo Kết luận thanh tra của Cục thuế tỉnh Long An, Công ty cổ phần sản xuất Thép Vina One bị truy thu thuế 12.438.062.407 đồng, bao gồm số tiền truy thu thuế TNDN; truy thu thuế GTGT thu hồi hoàn; tiền phạt; tiền chậm nộp.
Xét xử cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa trong vụ Hạc Thành Tower
Ngày 26-12, TAND tỉnh Thanh Hóa dự kiến mở phiên xét xử vụ án liên quan đến dự án Hạc Thành Tower. Vụ án có 11 bị can, trong đó có ông Trịnh Văn Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, và ông Nguyễn Đình Xứng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Bộ Công Thương phản hồi việc Temu dừng bán tại Việt Nam
Bộ Công Thương đã chính thức lên tiếng về việc nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng cung cấp phiên bản tiếng Việt.Đây là kết quả từ công tác quản lý của cơ quan chức năng nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật tại Việt Nam.
Công ty Dầu khí Thanh Hóa có hành vi trốn thuế
Cục Thuế Thanh Hóa đã ban hành kết luận thanh tra thuế tại Công ty TNHH Dầu khí Thanh Hóa và yêu cầu nộp tổng số tiền thuế truy thu, phạt hành chính, tiền chậm nộp là 491.631.914 đồng vào ngân sách Nhà nước.

Tin mới

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt?
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.