Ngày tri ân cán bộ thương binh, người thân liệt sỹ của Công an Thủ đô Hà Nội
Ngày 24/7, Công an TP Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt các thương binh, thân nhân liệt sĩ nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.
Chương trình được tổ chức với sự tham dự của những cán bộ là thương binh, thân nhân liệt sĩ đến từ nhiều đơn vị, phòng ban, địa bàn, công tác trong lực lượng của Công an TP. Hà Nội.
Cán bộ, chiến sĩ Công an – Gương mẫu trong gìn giữ và phát huy truyền thống
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội nhấn mạnh: "Thủ trưởng các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến từng cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, chủ động triển khai hiệu quả các hình thức chăm lo, hỗ trợ người có công; khuyến khích thương binh, thân nhân liệt sĩ tiếp tục cống hiến, vươn lên trong công tác và trở thành những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo"
Việc thăm hỏi, trao quà hay xây dựng nhà tình nghĩa là những hành động có giá trị pháp lý cụ thể. Song quan trọng hơn, nó còn truyền đi thông điệp về trách nhiệm xã hội, để không ai bị lãng quên, không ai bị bỏ lại phía sau.

Thay mặt các thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Hoài Sơn - Trưởng Công an phường Thanh Liệt bày tỏ: “Tôi vô cùng xúc động và biết ơn sâu sắc sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội, của cấp ủy, chính quyền các cấp đã luôn dành tình cảm và sự động viên chân thành tới những thương binh, cán bộ chiến sĩ bị thương khi làm nhiệm vụ…"
Việc tri ân người có công không chỉ là đạo lý truyền thống của dân tộc mà còn là nghĩa vụ pháp lý được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặc biệt với lực lượng Công an, điều đó càng có ý nghĩa khi gắn liền với sứ mệnh bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Mỗi hoạt động tri ân, gặp mặt không chỉ là dịp ôn lại truyền thống mà còn là cơ hội để lan tỏa nhận thức pháp luật, củng cố niềm tin vào sự công bằng, nhân văn của hệ thống chính sách ưu đãi; góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô vững mạnh về chính trị, tư tưởng và pháp luật
Đây cũng là minh chứng cho tinh thần của Điều 5, Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công: “Người có công được tôn vinh, được tạo điều kiện học tập, công tác, cống hiến”. Lãnh đạo Công an TP Hà Nội đã thực thi tốt điều này bằng hành động cụ thể, chứ không chỉ là lời hô hào hình thức.
Những hành động này không chỉ thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, mà còn là sự cụ thể hóa quy định tại Điều 2, Điều 5 và Điều 6 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công, qua đó khẳng định vai trò nòng cốt của lực lượng Công an Thủ đô trong bảo vệ, thực hiện công lý xã hội.

Sự kiện tri ân của Công an TP Hà Nội là một ví dụ sinh động về việc chuyển hóa các quy định pháp luật thành hành động cụ thể, thiết thực, nhân văn. Đồng thời, đây cũng là hình thức phổ biến pháp luật thông qua thực tiễn, củng cố niềm tin vào sự công bằng, nhân văn của hệ thống chính sách ưu đãi; góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô vững mạnh về chính trị, tư tưởng và pháp luật.
Không dừng lại ở đó, trong năm 2025, Công an TP Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực:
- Thăm hỏi, tặng quà 34 thương binh, gia đình liệt sĩ CAND.
- Hỗ trợ 120 cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh đặc biệt, bị thương khi làm nhiệm vụ hoặc có thân nhân từ trần.
- Xây dựng nhà tình nghĩa trị giá hơn 200 triệu đồng cho thân nhân liệt sĩ CAND Phùng Văn Diện (trú tại xã Phúc Lộc, TP Hà Nội).
Khẳng định giá trị bền vững của chính sách pháp luật về người có công
Pháp luật Việt Nam từ lâu đã xác lập rõ nguyên tắc: “Người có công với cách mạng được Nhà nước và xã hội tôn vinh, chăm sóc, bảo đảm cuộc sống”. Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi năm 2020), cùng với nhiều văn bản hướng dẫn khác như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh, các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến
- Thương binh, bệnh binh
- Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ
- Người bị nhiễm chất độc hóa học
- Người có công giúp đỡ cách mạng
- Cán bộ, chiến sĩ bị thương, hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ trật tự an toàn xã hội
Đối với lực lượng Công an nhân dân, đây không chỉ là chính sách được thụ hưởng mà còn là trách nhiệm pháp lý cần thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, công bằng và nhân văn. Bởi lẽ, chính lực lượng này là tuyến đầu giữ gìn an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội – nơi mà hy sinh, gian khổ luôn là hiện thực.