Thứ hai, 14/04/2025 13:19 (GMT+7)

Hội nghị đối thoại cùng doanh nghiệp kiểm soát rủi ro pháp lý

Ngày 14/4, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị đối thoại về Luật Doanh nghiệp 2020, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện rủi ro pháp lý và nâng cao hiệu quả quản trị trong bối cảnh phát triển mới.

Hội nghị đối thoại tại TP. Hồ Chí Minh, do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức với chủ đề “Một số vấn đề cần lưu ý theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, góc nhìn kiểm soát rủi ro”, nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng doanh nghiệp.

tm-img-alt
Hội thảo "Pháp luật và giới trẻ" do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức hồi tháng 06/2024.

Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về phát huy vai trò doanh nhân trong thời kỳ mới. Đây cũng là hoạt động cụ thể hóa Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với trọng tâm đặt vào việc hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện chính xác các yêu cầu pháp lý trong hoạt động kinh doanh, hội nghị sẽ đi sâu phân tích những nội dung cốt lõi của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Từ việc làm rõ quyền, nghĩa vụ của các loại hình doanh nghiệp, đến xác định ranh giới pháp lý của các ngành, nghề kinh doanh, các vấn đề được thảo luận sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phù hợp và hạn chế rủi ro pháp lý trong thực tiễn.

Đặc biệt, nội dung về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật sẽ được chú trọng, qua đó góp phần nâng cao năng lực quản trị nội bộ và kiểm soát rủi ro hiệu quả. Dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Cục, hội nghị dự kiến sẽ quy tụ khoảng 100 đại biểu là đại diện các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, chuyên gia và báo chí tại địa phương.

Việc tổ chức hội nghị đối thoại lần này không chỉ thể hiện vai trò đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, mà còn là minh chứng cho nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, ổn định và bền vững.

Cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ ngạch công chức
Thay vì quản lý và bổ nhiệm công chức theo ngạch như hiện nay, Bộ Nội vụ đề xuất áp dụng hệ thống quản lý theo vị trí việc làm, xếp thứ bậc dựa trên tính chất công việc và khung năng lực.
Bộ Nội vụ đề xuất quy định sàng lọc công chức
Bộ Nội vụ đề xuất công chức có hai năm liên tiếp xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cho thôi việc. Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung quy định đánh giá công chức, nhằm nâng cao hiệu quả sàng lọc và tăng động lực làm việc.
Báo chí và cuộc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy
Sáng 26/3, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trong buổi làm việc với lãnh đạo 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực nhấn mạnh "tinh thần là tiếp tục rà soát, củng cố để làm tốt hơn nữa công tác sắp xếp bộ máy tổ chức".
Sẽ xóa bỏ nhiều cơ quan thanh tra cấp sở và huyện
Hơn 12 thanh tra bộ, 5 thanh tra tổng cục và cục thuộc bộ, cùng 1.001 thanh tra sở, 696 thanh tra huyện sẽ được tái cơ cấu theo dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) vừa được Thanh tra Chính phủ gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Tin mới

Cựu chiến binh sống nhân ái, nghĩa tình
Nhiều năm qua, người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn quen thuộc với hình ảnh người cựu chiến binh Đỗ Văn Ngưỡng giàu lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ những gia đình khó khăn, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội.