Đi xe của người thân có bị phạt không?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định chỉ xử phạt hành chính đối với chủ phương tiện không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, trường hợp đi xe của người thân có đầy đủ giấy tờ, và không vi phạm các quy định giao thông thì không bị phạt lỗi này.
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, áp dụng từ 1/1/2025.
Theo điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, chủ xe máy không làm thủ tục sang tên sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 1.600.000 đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đối với ô tô, mức phạt nặng hơn: cá nhân vi phạm bị phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, tổ chức bị phạt từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ phương tiện vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như làm thủ tục cấp mới, đổi, hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định chỉ xử phạt hành chính đối với chủ phương tiện không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, trường hợp đi xe của người thân có đầy đủ giấy tờ, và không vi phạm các quy định giao thông thì không bị phạt lỗi này.
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 73/2024/TT-BCA, khi dừng xe CSGT sẽ kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
- Giấy phép lái xe;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
- Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);
- Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.
Do đó, khi đi xe của người thân cần mang giấy tờ nêu trên để phối hợp với CSGT kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ.