Thứ tư, 08/01/2025 09:24 (GMT+7)

Xe ra vào vòng xuyến, bật đèn nào là đúng luật?

Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ có rất nhiều vòng xuyến, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giao thông tại các giao lộ. Việc nắm rõ quy định và thực hành đúng không chỉ giúp đảm bảo an toàn mà còn tránh vi phạm pháp luật.

tm-img-alt
Xi nhan khi ra vào vòng xuyến như thế nào cho đúng?

Quy định về việc bật đèn xi nhan khi đi qua vòng xuyến

Theo khoản 2 điều 13 và khoản 2 điều 15 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người tham gia giao thông bắt buộc phải bật đèn xi nhan trong các trường hợp: chuyển làn đường, chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, hoặc quay đầu). Vì vậy việc bật đèn xi nhan khi ra vào vòng xuyến là bắt buộc và được khuyến nghị tuân theo nguyên tắc "vào trái, ra phải". Cụ thể, khi vào vòng xuyến thì bật xi nhan trái, và khi ra khỏi vòng xuyến thì bật xi nhan phải.

Ngoài ra, trong các trường hợp khác như đi theo đường cong, đi vào ngõ, hay qua ngã ba chữ Y, việc bật xi nhan cũng cần được thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển và các phương tiện khác. Dù chưa có quy định cụ thể về khoảng cách cần bật xi nhan trước khi chuyển hướng, việc bật tín hiệu báo rẽ trước 25-30 mét và duy trì thêm 5-10 mét sau khi hoàn tất chuyển hướng là một thói quen an toàn cần thiết.

Hướng dẫn cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến

Vòng xuyến, hay còn gọi là bùng binh, là khu vực giao nhau của nhiều con đường, giúp điều tiết lưu thông hiệu quả hơn. Khi di chuyển qua vòng xuyến, người lái xe cần tuân thủ quy tắc giao thông và sử dụng đèn xi nhan một cách chính xác.

  • Điểm vào và ra gần nhau: Khi điểm vào và ra của vòng xuyến nằm gần nhau, người điều khiển phương tiện cần bật xi nhan phải, đi sát mép ngoài cùng của vòng xuyến và rẽ phải ra lối gần nhất.

  • Điểm vào và ra cách nhau một lối: Trong trường hợp này, khi vào vòng xuyến, người lái xe cần bật xi nhan trái, di chuyển trên làn đường gần mép ngoài và sẵn sàng rẽ phải khi đến lối ra.

  • Điểm vào và ra cách xa nhau: Nếu điểm vào và ra cách nhau qua nhiều lối, người điều khiển phương tiện nên di chuyển vào làn đường giữa. Khi đến gần lối ra, bật xi nhan phải để báo hiệu và chuyển hướng an toàn.

Người điều khiển phương tiện cần lưu ý nhường quyền ưu tiên cho các phương tiện bên trái khi đi vào vòng xuyến. Đây là quy tắc chung nhằm đảm bảo sự thông suốt trong giao thông.

Trong trường hợp không xi nhan thì bị phạt như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về lỗi không xi nhan đối với người điều khiển mô tô, xe máy sẽ phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Trường hợp lỗi không xi nhan với người điều khiển xe mô tô, xe máy mà gây tai nạn giao thông thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Tại Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định lỗi không xi nhan với người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp lỗi không xi nhan với người điều khiển xe ô tô mà gây tai nạn giao thông thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng và bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Cùng chuyên mục

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt?
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Đi xe của người thân có bị phạt không?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định chỉ xử phạt hành chính đối với chủ phương tiện không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, trường hợp đi xe của người thân có đầy đủ giấy tờ, và không vi phạm các quy định giao thông thì không bị phạt lỗi này.
Phải thi lại lý thuyết nếu GPLX quá hạn dù chỉ 1 ngày
Từ 01/01/2025, Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định những thay đổi đáng chú ý liên quan đến việc sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) quá hạn. Theo đó, người có GPLX quá hạn sử dụng sẽ đượcx ử lý theo quy định mới với những yêu cầu khắt khe hơn.

Tin mới

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt?
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.