Chủ nhật, 18/05/2025 14:23 (GMT+7)

Phá rừng tự nhiên nghèo kiệt định trồng cây khác, một nông dân bị xử phạt

Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) Lê Nam Giang vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 37,5 triệu đồng đối với ông Nguyễn Minh Thành (SN 1998), trú tại thôn Kim Lịch, xã Kim Hóa về hành vi phá rừng trái pháp luật.

Trước đó, cuối tháng 4/2025, ông Nguyễn Minh Thành đến khu vực rừng tự nhiên tại lô 5, khoảnh 2, tiểu khu 24B, rừng do UBND xã Kim Hóa quản lý để chặt phá trái phép 1.890m2 rừng tự nhiên (rừng tự nhiên nghèo kiệt, thuộc quy hoạch rừng sản xuất), mục đích là để lấy đất trồng cây keo. Ngày 28/4, Tổ công tác của UBND xã Kim Hóa phối hợp với lực lượng Kiểm lâm huyện tuần tra kiểm soát, phát hiện vụ việc, lập biên bản vi phạm đối với ông Nguyễn Minh Thành.

tm-img-alt
Khu vực rừng tự nhiên do UBND xã Kim Hóa quản lý bị chặt phá trái phép.

Cùng với áp dụng hình thức xử phạt hành chính bằng tiền, quyết định của UBND huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cũng buộc người vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng cách trồng lại rừng trên diện tích bị phá bằng cây bản địa. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 180 ngày kể từ ngày nhận quyết định. Mọi chi phí trồng lại rừng do cá nhân tự chi trả.

Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013 quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất:

Rừng tự nhiên nghèo kiệt: là rừng tự nhiên có trữ lượng rất thấp, chất lượng kém; khả năng tăng trưởng và năng suất rừng thấp, nếu để rừng phục hồi tự nhiên sẽ không đáp ứng được yêu cầu về kinh tế, yêu cầu phòng hộ.

Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt không còn khả năng phục hồi có hiệu quả nếu áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng trồng lại cây rừng để khôi phục thành rừng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao hơn.

Điều 3. Điều kiện rừng tự nhiên nghèo kiệt áp dụng biện pháp cải tạo

Khu rừng tự nhiên ở trạng thái nghèo kiệt (không thuộc rừng núi đá) áp dụng biện pháp cải tạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Thuộc quy hoạch rừng sản xuất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, giao;

2. Có dự án và kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

3. Tiêu chí rừng tự nhiên áp dụng biện pháp cải tạo

a) Rừng tự nhiên nghèo kiệt áp dụng biện pháp cải tạo, phải được đánh giá không có khả năng phục hồi thành trạng thái rừng có chất lượng cao hơn với mức tăng trưởng tối đa 2 m3/ha/năm đối với rừng gỗ nếu tiến hành nuôi dưỡng hoặc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; tổ thành loài cây mục đích thấp dưới 50%, phân bố không đều.

Cùng chuyên mục

UBND thành phố không chịu thi hành án, chế tài nào xử lý?
Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng.
Thế chấp nhà xưởng trên đất thuê có được không?
Bạn Liên (Bắc Phú, Sóc Sơn) hỏi: Việc thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến để huy động vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người sử dụng đất thuê để làm nhà xưởng. Vậy nhà xưởng trên đất thuê có thế chấp vay ngân hàng được không?

Tin mới

Nghệ An có 130 xã, phường sau sắp xếp
Nghệ An sau khi sắp xếp có 119 xã, 11 phường, với xã Thông Thụ rộng nhất 706,75 km² và xã Đức Châu nhỏ nhất 20,97 km². Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/6.
Người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”...
Ký ức vẹn nguyên sau mỗi chuyến đi
Có người từng hỏi tôi: “Đi nhiều, viết nhiều như thế, thứ gì khiến chị vẫn còn rung động?” Tôi chỉ mỉm cười. Bởi làm sao đong đếm hết những ánh mắt, những nụ cười, những câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường mà lại neo lại sâu trong tim?
Đề xuất giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc cho người lao động khu vực tư nhân xuống 44 giờ/tuần vào năm 2026 và 40 giờ/tuần vào năm 2030. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm ban hành chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.