Thứ hai, 07/07/2025 18:00 (GMT+7)

Ông thương binh 'say hi' cùng doanh nghiệp vượt ngàn chông gai

Đi qua khói lửa chiến tranh, nhiều người lính trở về cuộc sống đời thường vẫn mang trong mình nhiều thương tật. Vượt qua những mất mát, họ càng phát huy hơn nữa phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, năng động phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương.

Doanh nghiệp của những người lính

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua có một doanh nghiệp lặng lẽ hoạt động bền bỉ suốt hơn hai thập kỷ, mang theo mình tinh thần “Tàn nhưng không phế”. Đó là Công ty TNHH Thương mại – Vận tải Hà Cầu Thăng Long, do ông Nguyễn Văn Thốn, một thương binh với tỷ lệ thương tật 51%, làm giám đốc – người đã biến những đau thương của chiến tranh thành nghị lực vươn lên giữa đời thường.

Công ty được UBND phường Hà Cầu cho phép hoạt động từ ngày 12/9/2002. Đến năm 2015, chuyển đổi thành doanh nghiệp chính thức mang tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực vận tải và trông giữ xe. Điều đặc biệt ở đây là mô hình doanh nghiệp lấy cựu chiến binh làm nòng cốt: 30% lao động là thương binh, bộ đội xuất ngũ; lực lượng lao động còn lại chủ yếu là thân nhân, con em gia đình chính sách. Tổng số nhân sự hiện có là 25 người.

Ông Nguyễn Văn Thốn chia sẻ với phóng viên Phổ Biến và Tham vấn pháp Luật Việt Nam: "Dù mang thương tích nặng nề do chiến tranh để lại, vẫn lựa chọn không nghỉ ngơi, không sống dựa vào trợ cấp, mà tiếp tục đứng mũi chịu sào, tạo dựng mô hình kinh tế bền vững. Gần 25 năm qua, dưới sự điều hành của ông và các cựu chiến binh, công ty không để xảy ra bất kỳ sự cố cháy nổ hay mất an toàn nào tại bãi trông giữ xe. Doanh nghiệp luôn thực hiện đúng quy định pháp luật"

tm-img-alt
Ông Nguyễn Văn Thốn, một thương binh với tỷ lệ thương tật 51%

Với mức lương ổn định 7–8 triệu đồng/tháng, góp phần tạo việc làm cho hàng chục người dân địa phương, đặc biệt là những người về hưu, bộ đội xuất ngũ, vốn gặp khó khăn trong việc hòa nhập thị trường lao động. Chế độ chính sách tại doanh nghiệp được bảo đảm, thậm chí cao hơn so với nhu cầu thực tế của một số nhóm lao động yếu thế.

Rào cản vẫn còn đó, nhưng không khuất phục

Tuy nhiên theo ghi nhận, doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều vướng mắc trong sử dụng đất. Hiện nay công ty được tạo điều kiên giao đất để tổ chức các bãi trông giữ xe, nhưng trên thực tế, nhiều phần đất vẫn chỉ đang trên giấy. Chính điều này cũng gây thiệt thòi không ít cho những thương binh.. 

Công ty cũng đã kiến nghị Thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng quan tâm, xem xét trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, sáp nhập phường, rà soát quỹ đất, nên ưu tiên bố trí lại những khu đất công còn bỏ hoang, chưa khai thác hiệu quả, làm cơ sở mở rộng mô hình bãi trông giữ xe chính quy. Đây sẽ là giải pháp giúp tăng nguồn thu ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và tạo thêm việc làm ổn định cho các đối tượng đặc thù.

Đặc biệt có những chính sách ưu tiên cho các mô hình kinh tế xã hội do cựu chiến binh, thương binh làm chủ – những người không chỉ vượt khó làm giàu mà còn giữ gìn kỷ luật, an toàn, kỷ cương đô thị.

Tinh thần “Tàn nhưng không phế” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành phương châm sống của những cựu chiến binh như ông Nguyễn Văn Thốn và những người lao động tại Công ty vận tải Hà Cầu - Thăng Long. Đó là tấm gương sáng về nghị lực, lòng yêu nước và khát vọng cống hiến cho xã hội trong thời bình. Cần lắm những cơ chế minh bạch, công bằng và hiệu quả – để những doanh nghiệp như vậy không còn bị chậm bước bởi rào cản đất đai, mà được tiếp sức mạnh để tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và đất nước.

Câu chuyện của ông Nguyễn Văn Thốn – người lính từng bỏ lại máu thịt nơi chiến trường, nay tiếp tục cống hiến bằng ý chí và trí tuệ – là một minh chứng sống động cho tinh thần "Tàn nhưng không phế". Không chỉ đứng vững trong đời thường, ông còn tạo dựng cơ hội cho những người cùng cảnh ngộ được sống có ích, tự tin và xứng đáng với danh xưng “Bộ đội Cụ Hồ”.

Cùng chuyên mục

Người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”...
Thương binh được Tổng thống Pháp hỏi kinh nghiệm nuôi tôm
Anh hùng Lao động, thương binh Trần Hồng Quảng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Xí nghiệp Quang Minh là tấm gương sáng ngời với nghị lực phi thường.

Tin mới