Thứ ba, 08/04/2025 11:21 (GMT+7)

Cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công

Sau khi giải thể đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sẽ đảm nhận thêm chức năng, quyền hạn và có trung tâm hành chính công để phục vụ người dân, doanh nghiệp thuận tiện hơn, theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, khi bỏ cấp huyện, một số cán bộ từ huyện hoặc tỉnh sẽ đảm nhiệm công việc tại cấp xã. Các chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện sẽ được chuyển giao “cơ bản về cấp xã”. Ông Sơn nhấn mạnh: “Mô hình cấp xã mới sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn.”

tm-img-alt
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Bộ Nội vụ hiện đang tham mưu xây dựng đề án trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời soạn thảo các nghị định và văn bản liên quan.

Theo đó, sau khi giải thể cấp huyện, cấp xã ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như hiện nay, sẽ đảm nhận thêm các quyền hạn được chuyển giao từ cấp huyện. Những thủ tục hành chính mà trước đây người dân, doanh nghiệp phải thực hiện ở cấp huyện, nay sẽ được chuyển về cấp xã. Các xã sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm rút ngắn thời gian xử lý thủ tục và nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp.

“Cấp xã sẽ được trao thêm nhiều quyền hạn hơn,” bà Hà khẳng định. Bà cho biết thêm, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức cấp xã sẽ được đổi mới để đáp ứng các nhiệm vụ mới. Bộ Nội vụ cũng đề xuất thực hiện chế độ công chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, thay vì phân biệt riêng công chức cấp xã như hiện tại.

Trước đó, vào ngày 1/4, đại diện Bộ Nội vụ cho hay, theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, số xã, phường trên cả nước sẽ giảm từ 10.035 xuống còn khoảng 5.000.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp sẽ dựa trên tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số; đồng thời cân nhắc các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; vị trí địa lý; trình độ phát triển kinh tế - xã hội; cùng với hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin. Ngoài ra, việc sắp xếp cũng phải đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.

Đại diện Bộ Nội vụ nhấn mạnh rằng, việc sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là điều chỉnh địa giới hành chính hay tinh gọn bộ máy, mà còn nhằm điều chỉnh không gian kinh tế, phân cấp và phân bổ cũng như kết hợp nguồn lực hiệu quả hơn. Mục tiêu lớn hơn là mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng và động lực cho đất nước, phù hợp với chiến lược dài hạn và xu hướng phát triển toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương
Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã thống nhất phương án giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 xuống còn 34, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là bước đi chiến lược nhằm tổ chức lại bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa 13
Sáng 10/4, Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII khai mạc tại trụ sở Trung ương Đảng, dự kiến kéo dài ba ngày. Hội nghị tập trung thảo luận sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác chuẩn bị cho Đại hội 14 của Đảng.
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15 khai mạc sớm nửa tháng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV từ ngày 5/5, sớm hơn thông lệ nửa tháng, để tập trung thảo luận sửa đổi Hiến pháp và các luật phục vụ việc tổ chức lại bộ máy và sáp nhập tỉnh.

Tin mới

Khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa 13
Sáng 10/4, Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII khai mạc tại trụ sở Trung ương Đảng, dự kiến kéo dài ba ngày. Hội nghị tập trung thảo luận sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác chuẩn bị cho Đại hội 14 của Đảng.