Thứ hai, 20/01/2025 14:52 (GMT+7)

Cấm dạy thêm ở bậc tiểu học từ 14/2/2025

Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, từ ngày 14/2/2025, việc dạy thêm ở bậc tiểu học sẽ chính thức bị cấm trên toàn quốc.

tm-img-alt
Quy định về tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.

Quy định về tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học

Theo Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, việc tổ chức dạy thêm có những trường hợp không được phép như sau:

  • Không tổ chức dạy thêm văn hóa đối với học sinh tiểu học, dù thu phí hay miễn phí, trong hoặc ngoài nhà trường, ngoại trừ 03 trường hợp:
    • Bồi dưỡng nghệ thuật;
    • Thể dục thể thao;
    • Rèn luyện kỹ năng sống.
  • Giáo viên đang dạy học tại các trường không được phép dạy thêm có thu tiền đối với học sinh mà mình đang giảng dạy theo kế hoạch của nhà trường.
  • Giáo viên thuộc trường công lập không được quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia giảng dạy.

Trường hợp được miễn phí học thêm trong nhà trường

Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định việc dạy thêm miễn phí trong nhà trường chỉ áp dụng cho 03 đối tượng học sinh:

  • Học sinh có kết quả học tập cuối học kỳ trước ở mức chưa đạt;
  • Học sinh được lựa chọn bồi dưỡng học sinh giỏi;
  • Học sinh lớp cuối cấp đăng ký ôn thi tuyển sinh hoặc ôn thi tốt nghiệp.

Nhà trường sẽ tổ chức học thêm dựa trên số lượng đăng ký theo từng môn và khối lớp. Việc tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

  • Lớp học không quá 45 học sinh;
  • Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu chính khóa;
  • Mỗi môn học không quá 02 tiết/tuần.

Kế hoạch dạy thêm phải được công khai trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trường.

Quy định về thanh tra việc dạy thêm, học thêm

Theo Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT ban hành ngày 31/12/2024, nội dung thanh tra chuyên ngành và thanh tra nội bộ đối với cơ sở giáo dục bao gồm:

  • Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm;
  • Chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục;
  • Quản lý và sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác;
  • Phổ biến pháp luật, ban hành văn bản quản lý nội bộ và công khai thông tin;
  • Thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý giáo trình, thiết bị dạy học;
  • Quản lý tuyển sinh, giáo dục và các chính sách đối với người học.

Các nội dung thanh tra nhằm đảm bảo việc tổ chức dạy thêm, học thêm tuân thủ đúng quy định pháp luật và nâng cao chất lượng giáo dục.

Cùng chuyên mục

Chế độ với cán bộ, công viên chức khi tinh giản bộ máy
Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 178 quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy nhà nước.
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi
Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Tin mới

Cựu chiến binh sống nhân ái, nghĩa tình
Nhiều năm qua, người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn quen thuộc với hình ảnh người cựu chiến binh Đỗ Văn Ngưỡng giàu lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ những gia đình khó khăn, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội.