Thứ ba, 28/01/2025 15:50 (GMT+7)

Nhìn lại nét đẹp Tết của người Việt ngày xưa

Tết Nguyên đán là dịp đặc biệt của người Việt, chứa đựng giá trị nhân văn cao đẹp được vun đắp qua bao thế hệ. Dù trải qua nghìn năm lịch sử, nét đẹp và phong tục Tết vẫn được gìn giữ nguyên vẹn đến nay.

Với người Việt, Tết vừa gần gũi, vừa linh thiêng. Vì Tết là một sinh hoạt văn hóa mỗi năm một lần, gắn liền với những bước đường đời của con người ngay từ lúc sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tết như cánh cửa thời gian khép lại một năm cũ qua đi để đón chào một năm mới với những rộn ràng, bâng khuâng mong nhớ.

tm-img-alt
Tết người Việt luôn gần gũi thân thương.

Tết Nguyên đán của người Việt, hay còn được gọi là (Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Cả). Đây là dịp Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân - thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng.

Nguyên nghĩa của Tết chính là “Tiết”. Ngày xưa, theo chu kỳ canh tác nông nghiệp, một năm thời gian được phân chia thành 24 tiết khí khác nhau, ứng với mỗi tiết khí có một thời khắc “giao thừa”, trong đó tiết khí quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán sau này gọi là Tết Nguyên đán.

Nói về cảm nhận, không khí tết cổ truyền của người Việt chúng ta, thì trong ký ức mỗi người con dân đất Việt đều gợi nhớ đến những ký ức xưa mà nhớ về không khí tết của một thời gian khó của những năm trước 1990.

tm-img-alt
Ký ức Tết xưa đầy lưu luyến.

Thế hệ 7x của tôi "may mắn" được sống và "thưởng thức" cái không khí tết cổ truyền trong thời kỳ đất nước chuyển mình, xoá bỏ chế độ bao cấp đi lên XHCN. Hồi tưởng lại, cái không khí của những ngày giáp tết mà bồi hồi háo hức của thời thơ dại trẻ con. Chỉ mong tết đến được bố mẹ đưa đi mua quần áo mới xúng xính diện trong ngày tết, mong được người lớn mừng tuổi, được đốt những bánh pháo nổ đì đọp trong những ngày đầu xuân…

tm-img-alt
Bánh chưng bánh giầy là truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết.

Xuân về, lại nhớ đến tết xưa, giờ đây tết về có thể không có cây Nêu, câu đối đỏ, không có tràng pháo...Nhưng nhất định, gia đình nào cũng phải có cặp bánh trưng bầy trên ban thờ tổ tiên. Bánh trưng thịt mỡ và dưa hành là không thể thiếu trong mỗi mâm cơm tết cổ truyền của người Việt.

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh...

Bồi hồi nhớ lại những ký ức của không khí tết xưa, trong cái không khí háo hức đón tết cổ truyền, nhưng xen lẫn lại là cảm giác lo lắng, vì thời đó vẫn còn đang sống dưới thời bao cấp khó khăn, các mặt hàng thiết yếu lương thực phục vụ những ngày tết đều phải xếp hàng mua bằng tem phiếu như: Mứt tết, rượu, thịt,…đến cái lá dong để gói bánh trưng thời đấy cũng phải xếp hàng để mua. Nồi thịt nấu đông là một trong những món cũng không thể thiếu trong mỗi gia đình, dù gia đình có khá giả hay khó khăn cũng đều không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết.

Nhớ lại thủa đấy, nhà tôi ở khu tập thể nên cứ đến tầm qua ngày rằm Ông Công, Ông Táo (23 tháng chạp âm lịch), nhà nhà tất bật rửa lá dong để gói bánh trưng, và thú vị nhất được tận tay mình gói những chiếc bánh trưng nhỏ nhỏ xinh xinh theo đúng ý mình. Tối đến, cái cảm giác được ngồi trông nồi bánh trưng cả đêm, ngồi đánh tá lả hoặc tú lơ khơ ai thua bôi nhọ nồi lên khắp mặt...

tm-img-alt
Tết xưa và Tết nay.

Chợ hoa ngày tết thời đấy cũng khác bây giờ lắm, cái cảm giác được đi chợ hoa vui vui lâng lâng mà khó diễn tả. Hồi đấy, lấy đâu ra đào rừng đào thế, quất cảnh bon sai...mà chỉ có những nhánh cành đào đơn sơ, những chậu cây quất cảnh nhỏ nhỏ xinh xinh vẫn còn nguyên cục đất, nhà nào sang chảnh mới có chậu hoa Mai...

Giờ đây, ngẫm thấy cái không khí tết cổ truyền sao “nhạt nhẽo” đến vậy, phải chăng giờ đây, chúng ta không còn là những chú bé, cô bé vô tư hồn nhiên như thủa ngày nào. Mà cái cảm giác thay vào đó là phải bươn trải lo cơm áo gạo tiền, nhà nào cũng phải xoay gồng trong guồng quay mưu sinh của xã hội...Thèm lắm, cái cảm giác của không khí tết xưa.

Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu tránh hình sự hóa các quan hệ dân sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự phải phản ánh rõ tinh thần nhân đạo, nhân văn, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân và tạo công cụ đủ sức răn đe tội phạm, tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự
CATP Hà Nội sơ kết công tác PCCC và CNCH Quý I/2025
Ngày 9/4, Công an TP Hà Nội (CATP) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Quý I/2025 và triển khai ra quân thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn PCCC và CNCH trên toàn TP. Hà Nội.
Sắp áp dụng hình thức công chứng online trên toàn quốc
Từ ngày 01/7/2025, công chứng online chính thức áp dụng trên cả nước theo Luật Công chứng 2024, đánh dấu bước tiến lớn khi cho phép thực hiện công chứng điện tử trực tiếp hoặc trực tuyến, tạo thuận lợi cho các giao dịch của người dân ở xa.
Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân
Chiều 26/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo cấp cao đã phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt nền tảng đào tạo trực tuyến quốc gia; nhằm phổ cập tri thức số, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên toàn quốc

Tin mới

Cựu chiến binh sống nhân ái, nghĩa tình
Nhiều năm qua, người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn quen thuộc với hình ảnh người cựu chiến binh Đỗ Văn Ngưỡng giàu lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ những gia đình khó khăn, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội.