Thứ năm, 15/05/2025 13:28 (GMT+7)

Bắc Ninh: Phát hiện 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc sắp tuồn ra thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp kiểm tra và tạm giữ 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc tại một cơ sở kinh doanh ở huyện Gia Bình. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng.

Thu giữ 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, vào chiều 13/5, Đội QLTT số 5 đã phối hợp với Công an xã Đại Lai (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) tổ chức kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại thôn Phương Triện, xã Đại Lai, do ông Phạm Văn Quyết (sinh năm 1985) làm chủ. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại đây có số lượng lớn rong biển đóng gói sẵn với tổng cộng 40.000 gói.

tm-img-alt
40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc. (Ảnh CAND)

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng. Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh này cũng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Toàn bộ số hàng vi phạm đã bị lực lượng chức năng lập biên bản và tạm giữ để tiếp tục xác minh, xử lý theo các quy định hiện hành.

Đại diện Đội QLTT số 5 cho biết: "Việc buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm như rong biển – thường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt với trẻ em và người ăn chay. Không chỉ vi phạm quy định về nhãn mác, bao bì, việc thiếu kiểm soát chất lượng còn có thể gây ngộ độc thực phẩm, tích tụ chất có hại, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe."

Lực lượng chức năng nhấn mạnh, các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn, cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Hiện vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.

Kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc bị xử phạt như thế nào?

1. Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là gì?

Căn cứ khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng với giá trị hàng hóa vi phạm

Căn cứ điểm c khoản 1, các quy định từ khoản 2 đến khoản 11 và điểm a khoản 12 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối với hành vi vi phạm về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ xử phạt tương ứng với giá trị hàng hóa vi phạm như sau:

(i) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

(ii) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

(iii) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

(iv) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

(v) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

(vi) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

(vii) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

(viii) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

(ix) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Cùng chuyên mục

Vì sao hàng giả vẫn len lỏi vào trường học, bệnh viện?
Tại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đại biểu Tô Văn Tám, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, bày tỏ lo ngại về tình trạng hàng giả, hàng nhái và các hành vi gian lận thương mại vẫn diễn ra phổ biến.

Tin mới

Nghệ An có 130 xã, phường sau sắp xếp
Nghệ An sau khi sắp xếp có 119 xã, 11 phường, với xã Thông Thụ rộng nhất 706,75 km² và xã Đức Châu nhỏ nhất 20,97 km². Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/6.
Người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”...
Ký ức vẹn nguyên sau mỗi chuyến đi
Có người từng hỏi tôi: “Đi nhiều, viết nhiều như thế, thứ gì khiến chị vẫn còn rung động?” Tôi chỉ mỉm cười. Bởi làm sao đong đếm hết những ánh mắt, những nụ cười, những câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường mà lại neo lại sâu trong tim?
Đề xuất giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc cho người lao động khu vực tư nhân xuống 44 giờ/tuần vào năm 2026 và 40 giờ/tuần vào năm 2030. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm ban hành chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.