Thứ năm, 15/05/2025 18:37 (GMT+7)

Nhóm game thủ tự xưng là Đội tuyển Việt Nam là vi phạm pháp luật

Trên mạng xã hội xuất hiện các đội nhóm tự xưng là “tuyển Việt Nam” thi đấu thể thao điện tử tại các giải quốc tế khiến nhiều người hoang mang.

Việt Nam chưa có đội tuyển thể thao điện tử Đế chế (AOE)

Thời gian qua, một số cá nhân và nhóm người đã tự lập đội chơi Đế chế, đặt tên và quảng bá là “đội tuyển Việt Nam” tham gia thi đấu với các đại diện nước ngoài. Trong đó có nhóm “C.S.Đ.N” đăng tải thông tin công khai kèm theo các lời kêu gọi ủng hộ khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là đội tuyển quốc gia chính thức do cơ quan có thẩm quyền thành lập và cử đi thi đấu. Trong khi đó, theo xác nhận của Cục Thể dục thể thao Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hiện tại không có đội tuyển thể thao điện tử Đế chế (AOE) nào được công nhận tại Việt Nam.

tm-img-alt
Nhóm “C.S.Đ.N” với băng rôn ghi rõ “đội tuyển Việt Nam” khiến công chúng lầm tưởng

Cục cho biết, một bộ môn thể thao điện tử chỉ được hình thành khi trò chơi đó có luật thi đấu rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quản lý. Hiện Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) – tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng và điều phối các nội dung thể thao điện tử – chưa từng nhận được bất kỳ hồ sơ hay đề xuất nào liên quan đến AOE.

Việc tự ý thành lập các nhóm mang danh “tuyển Việt Nam” thi đấu trò chơi Đế chế như hành động của nhóm “C.S.Đ.N” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Điều này đặt ra nguy cơ lớn về việc công chúng bị dẫn dắt sai lệch, đặc biệt trong bối cảnh ngành thể thao điện tử đang phát triển nhanh tại Việt Nam với hơn 28 triệu người chơi – tương đương 28% dân số.

Mạo danh đội tuyển quốc gia là phạm luật

Trả lời về tính pháp lý của các nhóm tự xưng đội tuyển quốc gia, đại diện Cục Thể dục thể thao khẳng định: hành vi mạo danh, sử dụng tên gọi đội tuyển Việt Nam một cách tùy tiện có thể bị xem xét xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ và mục đích sử dụng.

Cụ thể, Điều 10 của Luật Thể dục, Thể thao quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc lợi dụng hoạt động thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, trục lợi cá nhân, hoặc gây hiểu lầm, tổn hại đến danh dự, uy tín của tổ chức và cá nhân. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 46/2019/NĐ-CP. Trường hợp có dấu hiệu gian lận, giả mạo để kêu gọi tài trợ, lừa đảo, sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Cơ quan chức năng nhấn mạnh: để xác định hành vi mạo danh cần có đủ cơ sở chứng minh như việc cố tình tạo danh xưng, giả mạo hình ảnh đội tuyển, kêu gọi tài trợ, tổ chức thi đấu... nhằm trục lợi hoặc gây nhầm lẫn với các tổ chức chính thống. Nếu có yếu tố hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh như “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành thể thao điện tử, Cục Thể dục thể thao và các cơ quan quản lý kêu gọi người dân, đặc biệt là giới trẻ, cần tỉnh táo trước những lời quảng bá thiếu căn cứ. Việc tùy tiện chuyển tiền ủng hộ hoặc tham gia các hoạt động liên quan đến đội nhóm mạo danh “tuyển Việt Nam” có thể dẫn đến mất mát tài sản, thậm chí trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo.

Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu trục lợi thông qua mạo danh đội tuyển quốc gia, người dân được khuyến cáo cần trình báo với cơ quan công an tại địa phương để được hướng dẫn xử lý theo quy định pháp luật.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ An có 130 xã, phường sau sắp xếp
Nghệ An sau khi sắp xếp có 119 xã, 11 phường, với xã Thông Thụ rộng nhất 706,75 km² và xã Đức Châu nhỏ nhất 20,97 km². Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/6.
Người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”...
Ký ức vẹn nguyên sau mỗi chuyến đi
Có người từng hỏi tôi: “Đi nhiều, viết nhiều như thế, thứ gì khiến chị vẫn còn rung động?” Tôi chỉ mỉm cười. Bởi làm sao đong đếm hết những ánh mắt, những nụ cười, những câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường mà lại neo lại sâu trong tim?
Đề xuất giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc cho người lao động khu vực tư nhân xuống 44 giờ/tuần vào năm 2026 và 40 giờ/tuần vào năm 2030. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm ban hành chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.