Chủ nhật, 08/06/2025 15:45 (GMT+7)

Huy động nghệ sĩ, vận động viên tham gia giảng dạy tại trường phổ thông

Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành xây dựng cơ chế để nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên chuyên nghiệp tham gia giảng dạy trong nhà trường, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, kỹ năng sống.

Ngày 7/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Chỉ thị liên quan đến việc tổ chức dạy học hai buổi mỗi ngày trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định cụ thể việc mời gọi nghệ sĩ, vận động viên, nghệ nhân… tham gia vào hoạt động giáo dục tại trường học, đảm bảo phù hợp về mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả. Thủ tướng nhấn mạnh cần tăng cường giáo dục về văn hóa, thể chất, nghệ thuật, kỹ năng sống, hướng nghiệp, STEM, ngoại ngữ, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

tm-img-alt
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trong một sự kiện giao lưu với học sinh. (Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp)

Chỉ thị yêu cầu địa phương phải chủ động huy động đội ngũ có chuyên môn cao trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao tham gia giảng dạy, đáp ứng nhu cầu học tập toàn diện cho học sinh.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể về cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ giáo viên, và ưu tiên nguồn ngân sách. Việc khuyến khích tổ chức, cá nhân cùng tham gia hỗ trợ giáo dục cũng được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi. Bộ Tài chính sẽ xây dựng phương án phân bổ ngân sách phù hợp.

Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ phối hợp thúc đẩy tuyển dụng, bổ sung giáo viên còn thiếu so với định mức, khắc phục tình trạng "có học sinh phải có giáo viên đứng lớp".

Tạm thời, các địa phương cần linh hoạt phân bổ giáo viên giữa các trường để giải quyết tình trạng thiếu - thừa cục bộ, "không vì sắp xếp bộ máy mà gây ra tình trạng thiếu giáo viên, ảnh hưởng đến học tập của học sinh".

Trước đó, giữa tháng 4, Văn phòng Trung ương Đảng đã thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm, đồng ý chủ trương triển khai dạy học hai buổi mỗi ngày tại tiểu học và THCS theo điều kiện thực tế, với Nhà nước đầu tư chính và khuyến khích xã hội hóa. Việc này phải theo lộ trình, không thu phí học sinh, đảm bảo phát triển toàn diện, đặc biệt tăng cường các nội dung văn hóa và nghệ thuật. Chính sách bắt đầu áp dụng từ năm học tới.

Hiện nay, cả nước có khoảng 23,2 triệu học sinh phổ thông, trong đó bậc tiểu học chiếm khoảng 8,9 triệu, THCS khoảng 6,5 triệu. Dạy học hai buổi mỗi ngày là hình thức bắt buộc ở bậc tiểu học và được khuyến khích ở THCS, THPT.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ An có 130 xã, phường sau sắp xếp
Nghệ An sau khi sắp xếp có 119 xã, 11 phường, với xã Thông Thụ rộng nhất 706,75 km² và xã Đức Châu nhỏ nhất 20,97 km². Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/6.
Người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”...
Ký ức vẹn nguyên sau mỗi chuyến đi
Có người từng hỏi tôi: “Đi nhiều, viết nhiều như thế, thứ gì khiến chị vẫn còn rung động?” Tôi chỉ mỉm cười. Bởi làm sao đong đếm hết những ánh mắt, những nụ cười, những câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường mà lại neo lại sâu trong tim?
Đề xuất giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc cho người lao động khu vực tư nhân xuống 44 giờ/tuần vào năm 2026 và 40 giờ/tuần vào năm 2030. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm ban hành chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.