Thứ ba, 22/07/2025 12:34 (GMT+7)

Dự báo sai về thời tiết mưa bão, cơ quan dự báo phải chịu trách nhiệm gì?

Luật khí tượng thủy văn quy định về nguyên tắc hoạt động: Dự báo, cảnh báo phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo khí tượng thủy văn phải được truyền phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.

Mùa mưa bão hằng năm luôn là thời điểm người dân Việt Nam gồng mình liên tục theo dõi, cập nhật các bản tin dự báo thời tiết để phòng tránh hiểm họa cũng như chủ động kế hoạch công việc.

Vì vậy, yêu cầu của người dân về sự chính xác trong các bản tin dự báo thời tiết cũng luôn rất cao. Nếu thông tin dự báo mưa bão sai lệch, có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng. Luật pháp quy định trách nhiệm trong công tác dự báo thời tiết ra sao?

Điều 21 Luật Khí tượng thủy văn yêu cầu đối với dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn: Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải chịu trách nhiệm về bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do mình ban hành. Thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo diễn biến của hiện tượng khí tượng thủy văn, dễ hiểu, dễ sử dụng, được chuyển tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

tm-img-alt
Người dân thường rất lo lắng, theo dõi dự báo thời tiết trong mùa mưa bão

Nghị định 155/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, trong đó quy định mức phạt đối với hành vi truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.

Theo Nghị định này, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khí tượng thủy văn gồm: Vi phạm quy định về giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn; Vi phạm quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; Vi phạm quy định về truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; Vi phạm quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;...

Điều 8 Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau:

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn mà không nêu rõ nguồn gốc bản tin.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có nguồn gốc.
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi truyền, phát không đầy đủ nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.
  4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định.
  5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  6. a) Không truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn;
  7. b) Gian lận về nguồn gốc bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn khi truyền, phát;
  8. c) Truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn;
  9. d) Cố ý đưa tin sai lệch về hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thuỷ văn.
  10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 5 Điều này.

Theo quy định trên, hành vi truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn có thể bị phạt tới 40.000.000 đồng. (Theo Nghị định 173/2013/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 84/2017/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn bị phạt từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng).

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 01 tháng đến 12 tháng;

Điều 6. Vi phạm quy định về giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Thực hiện không đúng phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo theo nội dung giấy phép;
  3. b) Cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo cho đối tượng không đúng theo nội dung giấy phép;
  4. d) Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn dưới 6 tháng;
  5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  6. a) Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép;
  7. b) Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn từ 06 tháng trở lên.
  8. Hình thức xử phạt bổ sung:
  9. a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

Điều 7. Vi phạm quy định về hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  3. a) Không tuân thủ quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
  4. b) Không tuân thủ quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn đánh giá chất lượng trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
  5. c) Không tuân thủ quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
  6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  7. a) Không thực hiện việc dự báo lưu lượng đến hồ, khả năng gia tăng mực nước hồ chứa theo quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa;
  8. b) Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ba lần liên tiếp trong 1 tháng đối với mỗi loại bản tin không đủ độ tin cậy.
  9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  10. a) Cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
  11. b) Cố ý vi phạm quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
  12. Hình thức xử phạt bổ sung:
  13. a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
  14. b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
tm-img-alt
Dự báo sai về diễn biến mưa bão, cơ quan dự báo phải chịu trách nhiệm gì?

Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều

Điều 12. Vi phạm quy định trong triển khai ứng phó với thiên tai

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trừ quy định tại khoản 3 Điều này.
  2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vị trí, tình trạng của phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi có thiên tai.
  3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của người có thẩm quyền đối với chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá.

Điều 13. Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biết người khác gặp nạn nhưng không thông tin kịp thời để lực lượng chức năng đến cứu nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không đủ điều kiện hoặc bất khả kháng.
  3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi yêu cầu cứu hộ, cứu nạn nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp cận.
  4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trên sông, trên hồ.

Điều 15. Vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình

  1. b) Không xây dựng và ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch và công trình phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai;
  2. c) Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai;
  3. g) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho cán bộ, công nhân và người lao động về diễn biến thiên tai, trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng, khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn trong khu vực

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức độ xử lý trách nhiệm đối với hậu quả của việc dự báo sai về thời tiết, thiên tai. Nghị định chủ yếu đưa ra chế tài đối với việc đăng phát thông tin sai lệch hoặc vi phạm các quy trình về dự báo thời tiết mưa bão. 

Việc đề nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc dự báo mưa bão, thiên tai lâu nay cũng đã được nhiều người nói đến. Nhiều người cho rằng cần có chế tài mạnh với việc dự báo sai về thời tiết mưa bão, nhưng có ý kiến cũng còn băn khoăn vì hoạt động dự báo vốn rất khó khăn, cùng với đó là điều kiện trang thiết bị, trình độ phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho lĩnh vực này.

Tại nghị trường Quốc hội khi bàn về Luật Khí tượng thuỷ văn (2015), đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) từng đề nghị, cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp dự báo, cảnh báo KTTV không chính xác, gây hậu quả nghiêm trọng. Vì hoạt động KTTV phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh quốc gia do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Vậy, cơ quan khí tượng dự báo, cảnh báo nhưng không đúng, gây thiệt hại rất lớn về tài sản, sinh mạng thì trách nhiệm thế nào và đến đâu? Việc dự báo sai rất nguy hiểm, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Trong khi đó, những điều cấm cũng rất khó thực hiện.

Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), thực tế rất khó để quy định cụ thể và xác định thế nào là đảm bảo sự tin cậy. Ngoài ra, khi bản tin dự báo thiếu chính xác, cơ quan dự báo chịu trách nhiệm như thế nào bởi bản thân của dự báo đã khó có tính chính xác rồi. Vì vậy, chỉ nên quy định cơ quan thực hiện phải chịu trách nhiệm bản tin do mình ban hành hoặc không được vi phạm các hành vi bị cấm.

Đại biểu Phạm Thị Phương (Hà Tĩnh) khi đó nêu ra việc nhiều lần cơ quan khí tượng đưa ra dự báo sai lệch gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân. Đơn cử như việc dự báo sai về cơn bão Linda năm 1997 là không gây ảnh hưởng đến nước ta, nhưng thực tế, cơn bão đã vượt qua khu vực biển Nam Bộ và đổ bộ vào Cà Mau, làm 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng chục nghìn tàu thuyền bị đắm chìm do bão.

“Không chính xác hoàn toàn nhưng cũng không thể sai lệch nghiêm trọng. Tính chính xác không phải là một con số cố định mà có sai số cho phép.” - đại biểu Phạm Thị Phương từng nhấn mạnh.

Những thông tin cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn luôn được xem là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quốc phòng, an ninh. Với vấn đề khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định của pháp luật, nhưng các điều luật vẫn bị cho là còn đơn giản, có tính chất chung chung.

“Thông tin dự báo có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, vì vậy đề nghị tùy theo mức độ để xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự” - Một đại biểu quốc hội từng đề xuất.

Cùng chuyên mục

Tin mới