Thứ sáu, 16/05/2025 12:00 (GMT+7)

Bùng nổ cơ hội xuất nhập khẩu nông sản giữa Thái Lan và Việt Nam

Bài viết tường thuật một sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Thái Lan, nhân dịp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam.

Hội thảo xúc tiến hàng hóa nông sản, thực phẩm sang Thái Lan: Khởi động chương trình READY2THAI

Nhân dịp Thủ tướng Thái Lan, bà Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến hàng hoá nông sản, lương thực, thực phẩm sang Thái Lan đã được triển khai mạnh mẽ.

tm-img-alt
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã Việt Nam gặp gỡ trực tiếp hệ thống phân phối hàng đầu Thái Lan

Sáng 15/5, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo xúc tiến hàng hóa nông sản, lương thực, thực phẩm sang Thái Lan trong thời kỳ mới, kết hợp khởi động chương trình READY2THAI – Bệ phóng thương hiệu Việt tại Thái Lan. Sự kiện do Chương trình Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp – Sở Tài chính Hà Nội, phối hợp với Seaco, Làng Nông nghiệp Thông minh Techfest, hệ sinh thái Mevi, Campus-K và AseanHub tổ chức.

tm-img-alt
Thị trường Thái Lan là cửa ngõ để hàng Việt Nam vươn ra thế giới

Hội thảo đã thu hút sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông sản đặc sản vùng miền, cùng đại diện các hợp tác xã và hiệp hội ngành hàng đến từ nhiều tỉnh thành như Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tĩnh,… Nhiều sản phẩm tiêu biểu, chất lượng cao của Việt Nam đã được giới thiệu trực tiếp tới các hệ thống phân phối, nhà nhập khẩu và đối tác kinh doanh đến từ Thái Lan.

Trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Thái Lan đang nổi lên như một trung tâm hậu cần, sản xuất và tiêu dùng năng động của khu vực. Với vị trí địa lý chiến lược, hạ tầng logistics phát triển và hệ thống phân phối hiện đại, Thái Lan không chỉ là thị trường tiêu thụ tiềm năng, mà còn là cửa ngõ để hàng hoá Việt Nam kết nối sang ASEAN, Trung Đông, Nhật Bản và châu Âu.

Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới. Thái Lan – với nhiều nét tương đồng về văn hóa tiêu dùng, khẩu vị và xu hướng tiêu dùng – là một thị trường "thực chiến" lý tưởng, nơi doanh nghiệp Việt có thể kiểm nghiệm, tinh chỉnh và nâng tầm sản phẩm trước khi mở rộng ra thị trường khu vực và toàn cầu.

tm-img-alt
Sản phẩm Việt sẵn sàng "cất cánh"

Phát biểu tại sự kiện, ông Tony Trịnh – Chủ tịch đồng sáng lập AseanHub – đã chính thức khởi động chương trình READY2THAI, với kỳ vọng xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận và phát triển bền vững tại thị trường Thái Lan, cũng như kết nối với các thị trường trọng điểm trong khu vực.

“READY2THAI không chỉ là một sáng kiến xúc tiến thương mại, mà là bệ phóng chiến lược giúp hàng hóa và thương hiệu Việt từng bước khẳng định vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế,” ông Tony chia sẻ.

Một điểm nhấn quan trọng của sự kiện là phần trình bày của ông Tad Hatchaleelaha – CEO Tập đoàn J&C Thái Lan, đơn vị có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng với mạng lưới phân phối hybrid bao phủ toàn quốc và kết nối khu vực.

“Chúng tôi đã sẵn sàng hợp tác và tích hợp các sản phẩm tiêu dùng phù hợp của Việt Nam vào hệ thống phân phối đa kênh của J&C, không chỉ tại Thái Lan mà còn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á,” ông Tad nhấn mạnh.
“Thái Lan là cửa ngõ cho hàng hoá Việt vào ASEAN, và J&C chính là chiếc chìa khoá.”

tm-img-alt
Đặc sản vùng miền phát huy thế mạnh, thâm nhập vào thị trường Thái Lan

Sự kiện diễn ra trong thời điểm Thủ tướng Thái Lan sang thăm chính thức Việt Nam, mở ra những cam kết mới về tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển chuỗi cung ứng song phương.

Hội thảo và chương trình READY2THAI được kỳ vọng sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới cho nông sản – thực phẩm Việt Nam: từ xuất khẩu sang xây dựng thương hiệu, từ tiếp cận thị trường sang xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu, bắt đầu từ Thái Lan – trung tâm kết nối năng động của ASEAN.

Cùng chuyên mục

Việt Nam bắt đầu kỷ nguyên công nhận tài sản số
Theo Điều 46, tài sản mã hóa được định nghĩa là “tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số”.
Quốc hội chốt cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Sáng 12/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh giai đoạn 2025, giảm số lượng tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết chính thức có hiệu lực từ thời điểm được thông qua.

Tin mới

Nghệ An có 130 xã, phường sau sắp xếp
Nghệ An sau khi sắp xếp có 119 xã, 11 phường, với xã Thông Thụ rộng nhất 706,75 km² và xã Đức Châu nhỏ nhất 20,97 km². Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/6.
Người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”...
Ký ức vẹn nguyên sau mỗi chuyến đi
Có người từng hỏi tôi: “Đi nhiều, viết nhiều như thế, thứ gì khiến chị vẫn còn rung động?” Tôi chỉ mỉm cười. Bởi làm sao đong đếm hết những ánh mắt, những nụ cười, những câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường mà lại neo lại sâu trong tim?
Đề xuất giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc cho người lao động khu vực tư nhân xuống 44 giờ/tuần vào năm 2026 và 40 giờ/tuần vào năm 2030. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm ban hành chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.