Thứ sáu, 27/12/2024 08:33 (GMT+7)

Việt Nam có quyền từ chối dẫn độ tội phạm hay không?

Công an huyện Thọ Xuân-Thanh Hóa vừa bắt giữ đối tượng Gaston Galam Ricky sinh năm 1991 quốc tịch Philippines về tội cướp giật tài sản. Vậy việc xử lý người nước ngoài khi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ như thế nào?

tm-img-alt
Đối tượng Gaston Galam Ricky sinh năm 1991 quốc tịch Philippines bị bắt về tội cướp giật tài sản.

*Căn cứ tại Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

  1. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Như vậy, theo quy định trên, nếu người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không thuộc các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế thì hành vi phạm tội của họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam bị dẫn độ về nước trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam bị dẫn độ về nước trong các trường hợp sau:

- Người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.

- Hành vi phạm tội của người nước ngoài không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu dẫn độ.

- Trường hợp hành vi phạm tội của người nước ngoài xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.

tm-img-alt
Đối tượng Gaston Galam Ricky tại cơ quan công an.

*Việt Nam có quyền từ chối dẫn độ tội phạm cho nước ngoài không?

Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định các trường hợp từ chối dẫn độ tội phạm nước ngoài như sau:

- Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;

+ Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;

+ Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;

+ Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;

+ Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007

- Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ trên, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;

+ Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.

Cùng chuyên mục

Trẻ dưới 14 tuổi có bắt buộc làm thẻ căn cước không?
Chính phủ ban hành Luật Căn cước 2023, chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước. Ngoài ra, Luật Căn cước còn có nhiều nội dung, quy định liên quan đến thẻ căn cước, trong đó có quy định độ tuổi làm thẻ căn cước.
Thủ tục đăng ký xe từ năm 2025: Người dân cần lưu ý
Từ ngày 01/01/2025, thông qua việc thực hiện Thông tư 79/2024/TT-BCA do Bộ Công an ban hành, thủ tục đăng ký xe được quy định rõ ràng, tăng tính minh bạch và tiện lợi cho người dân. Dưới đây là những thông tin cần thiết về quy trình và thủ tục mới.

Tin mới

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt?
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.